1

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính phổ biến. Những người bị tiểu đường cần phải thường xuyên theo dõi mức glucose (đường huyết) và kiểm soát đường huyết trong phạm vi khuyến nghị.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

  • Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn mãn tính thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ hoặc thiếu niên.
  • Bệnh tiểu đường type 2 thường xảy ra ở tuổi trưởng thành. Nguyên nhân của loại tiểu đường này là cơ thể phản ứng kém với insulin - một loại hormone do tuyến tụy sản xuất, có vai trò giúp tế bào hấp thụ đường từ máu.

Cách duy nhất để biết mình có bị tiểu đường hay không là đi xét nghiệm. Các xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán tiểu đường là xét nghiệm A1C và xét nghiệm đường huyết.

Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường type 1 và type 2, các phương pháp xét nghiệm và cách điều trị bệnh tiểu đường.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

Các triệu chứng của tiểu đường type 2 thường tiến triển chậm hơn so với tiểu đường type 1. Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, người bệnh có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, cần phải đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi là bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các mô và cơ quan trong cơ thể.

Dấu hiệu cảnh báo sớm

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có một số triệu chứng giống nhau và một số triệu chứng khác nhau.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị mọi người nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Liên tục cảm thấy khát
  • Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm
  • Sụt cân
  • Hay cảm thấy đói và thèm ăn
  • Mờ mắt
  • Tê hoặc châm chích ở bàn tay và bàn chân
  • Mệt mỏi
  • Da ngứa ngáy hoặc khô
  • Vết thương chậm lành

Các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 1

Các triệu chứng tiểu đường type 1 có thể xuất hiện nhanh chóng, chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.

Loại tiểu đường này thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ và thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Độ tuổi mắc tiểu đường type 1 phổ biến nhất là trẻ em từ 4 đến 6 tuổi và 10 đến 14 tuổi.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, trẻ bị tiểu đường type 1 còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Sụt cân đột ngột, không chủ đích
  • Đột ngột bị đái dầm
  • Nhiễm nấm âm đạo ở bé gái trước tuổi dậy thì
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Các triệu chứng giống cúm như buồn nôn, nôn, khó thở và đầu óc không tỉnh táo

Các triệu chứng giống cúm xảy ra do ceton tích tụ trong máu. Tình trạng này được gọi là nhiễm toan ceton. Những trường hợp bị nhiễm toan ceton cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu khẩn cấp.

Các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 2

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường xuất hiện chậm hơn so với tiểu đường type 1.

Tiểu đường type 2 thường phát triển từ từ trong nhiều năm và các dấu hiệu ban đầu chỉ thoáng qua hoặc cũng có thể không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.

Trong nhiều trường hợp, bệnh tiểu đường type 2 chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi khám do có các triệu chứng như:

  • Nhiễm trùng dai dẳng hoặc vết thương chậm lành
  • Tê hoặc châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Vấn đề về tim mạch

Những người bị tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định và đó cũng có thể là các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp.

Thường xuyên đói, khát và mệt mỏi

Liên tục cảm thấy đói và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân là do cơ thể không thể chuyển hóa glucose trong máu.

Khi bị tiểu đường, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, điều này có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần và khát nước.

Miễn dịch yếu và nhiễm trùng

Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài có thể gây rối loạn chức năng hệ miễn dịch.

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm nấm là vấn đề đặc biệt phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu vào năm 2021 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn.

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao mãn tính. Các triệu chứng ban đầu gồm có châm chích, đau hoặc yếu ở bàn tay và bàn chân.

Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể sẽ không còn cảm giác ở tứ chi và điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề như loét bàn chân.

Nhìn mờ

Nhìn mờ có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Lượng glucose cao trong mắt có thể khiến thủy tinh thể bị phồng lên và ảnh hưởng đến thị lực. Theo thời gian, nồng độ glucose tăng cao còn có thể làm hỏng võng mạc và các dây thần kinh có vai trò quan trọng đối với thị lực.

Nhìn mờ đột ngột cũng có thể là do lượng đường trong máu đột nhiên giảm xuống mức quá thấp. Ngoài ra, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác cũng có thể gây mờ mắt như bệnh tăng nhãn áp.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 1:

  • Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
  • Có người thân trong gia đình mắc tiểu đường type 1
  • Yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 2:
  • Trên 45 tuổi
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có lối sống ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Có mức HDL cholesterol thấp hoặc triglyceride cao
  • Có tiền sử kháng insulin
  • Thuộc một số chủng tộc, chẳng hạn như người Mỹ da đỏ, người Châu Á, người gốc Tây Ban Nha…

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác và mặc dù hiếm nhưng bệnh tiểu đường type 1 cũng có thể bắt đầu xảy ra muộn ở tuổi trưởng thành.

Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nhiều người đi xét nghiệm tiểu đường do gặp phải các dấu hiệu của bệnh.

Ví dụ, những người mắc tiểu đường type 1 có thể bị sụt cân hoặc có các triệu chứng giống như cúm trong khi những người bị tiểu đường type 2 thường xuyên cảm thấy khát nước hoặc đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo cùng lúc. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Trong nhiều trường hợp, bệnh tiểu đường được phát hiện khi xét nghiệm máu định kỳ hoặc đi khám vì những lý do khác.

Nếu đi khám do có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ lấy các thông tin như:

  • Triệu chứng
  • Tiền sử gia đình
  • Các loại thuốc đang dùng
  • Tiền sử dị ứng

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và lấu mẫu máu để xét nghiệm.

Các xét nghiệm máu chính để chẩn đoán bệnh tiểu đường gồm có:

  • Xét nghiệm A1C: Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 hoặc 3 tháng gần nhất. Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm A1C.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG): Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Xét nghiệm này mất từ 2 đến 3 tiếng. Đầu tiên, bệnh nhân được đo đường huyết, sau đó uống một loại dung dịch chứa glucose và đo lại đường huyết sau 2 tiếng.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Có thể thực hiện xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.

Điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều cách. Chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi sát sao mức đường huyết là điều rất quan trọng đối với những người bị tiểu đường, bất kể là loại nào.

Những người bị tiểu đường type 1 cần dùng insulin suốt đời. Lý do là bởi tuyến tụy không thể sản xuất insulin mà cơ thể cần.

Những người bị tiểu đường type 2 cần kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống, giảm cân nếu thừa cân và tập thể dục. Người bệnh cũng có thể cần dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, gồm có insulin hoặc metformin, để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dù là tiểu đường type 1 hay type 2 thì người bệnh cũng cần theo dõi cẩn thận chế độ ăn uống của mình để tránh bị tăng đường huyết. Cụ thể, cần chú ý đến lượng carbohydrate và hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp cũng như là những thực phẩm ít chất xơ, chẳng hạn như:

  • Nước ngọt
  • Bánh kẹo
  • Bánh mì trắng
  • Cơm trắng
  • Nước ép trái cây đóng hộp
  • Đồ ăn vặt

Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể nhằm giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Cả tiểu đường type 1 và type 2 đều là những bệnh mạn tính hiện chưa có cách chữa trị khỏi. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần dùng insulin suốt đời và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất để duy trì đường huyết khỏe mạnh.

Người bị tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động. Nế những thay đổi này không hiệu quả thì sẽ cần phải dùng thuốc.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ cần tái khám định kỳ để đánh giá lại tình trạng bệnh và điều chỉnh kế hoạch điều trị.

Nếu biết cách kiểm soát, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sống khỏe mạnh và lâu dài.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn nên không thể phòng ngừa được.

Có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 bằng cách kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, di truyền và các yếu tố khác vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho dù thực hiện đầy đủ những điều này.

Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh tiểu đường thì nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ sớm, từ đó có thể ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa các biến chứng.

Tóm tắt bài viết

Bệnh tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng ban đầu thường gồm có sút cân, đái dầm và các triệu chứng giống như cảm cúm.

Bệnh tiểu đường type 2 thường chủ yếu xảy ra ở tuổi trưởng thành. Các triệu chứng thường gặp ban đầu gồm có khát nước, đi tiểu nhiều lần và vết thương chậm lành.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh tiểu đường chỉ rất nhẹ và không được chú ý đến ở giai đoạn đầu nhưng nếu không được điều trị thì sẽ trở nên nặng hơn theo thời gian. Cách duy nhất để xác nhận bệnh tiểu đường là làm xét nghiệm máu.

Đi khám nếu thấy có các dấu hiệu nghi là bệnh tiểu đường. Phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp điều trị cần thiết sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường
6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người cần điều trị bằng insulin, bắt đầu ngay từ sớm hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về liệu pháp insulin và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều insulin cần sử dụng.

Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1
Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1

Nếu là một người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 1, chắc hẳn bạn đã nắm được những điều cơ bản về đường huyết và insulin nhưng có thể còn một số điều mà bạn chưa biết đến.

Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2
Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon-like peptide-1) là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim và chức năng thận.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây