1

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết là gì?

Đường huyết hay đường trong máu (glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi lượng đường trong máu giảm xuống mức quá thấp, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng và không thể hoạt động bình thường. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết. Khi lượng đường trong máu ở mức dưới 70 mg/dL thì sẽ được xác định là hạ đường huyết.

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.

Triệu chứng của hạ đường huyết

Não bộ cần được cung cấp glucose một cách ổn định và liên tục vì không thể dự trữ hay tự tạo ra năng lượng. Do đó, khi lượng đường trong máu ở mức thấp, não sẽ bị ảnh hưởng. Hạ đường huyết thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Đổ mồ hôi
  • Run tay
  • Da nhợt nhạt
  • Đau đầu
  • Đói cồn cào
  • Buồn nôn
  • Tim đập không đều hoặc nhanh
  • Mệt mỏi
  • Cáu gắt
  • Lo âu, bồn chồn
  • Khó tập trung
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Châm chích hoặc tê môi, lưỡi hoặc má
  • Mờ mắt

Khi tình trạng hạ đường huyết trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Đầu óc mơ hồ, lú lẫn hoặc hành vi bất thường hoặc cả hai, điều này khiến người bệnh khó thực hiện các công việc hàng ngày
  • Mất điều hòa (mất khả năng phối hợp động tác)
  • Nói năng khó khăn
  • Nhìn mờ
  • Mơ thấy ác mộng nếu hạ đường huyết xảy ra khi đang ngủ

Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây bất tỉnh hoặc co giật.

Vì những triệu chứng này có thể là do nhiều vấn đề sức khỏe khác nên khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì người bệnh cần phải đo đường huyết để xem nguyên nhân có phải do hạ đường huyết hay không.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Ở những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể sử dụng hormone insulin không còn hiệu quả như bình thường. Điều này khiến cho đường (glucose) tích tụ trong máu và dần tăng cao đến mức nguy hiểm (tăng đường huyết). Để giảm và kiểm soát ổn định đường huyết, người bệnh thường phải dùng insulin hoặc các loại thuốc khác. Việc dùng liều insulin quá cao so với lượng glucose trong máu có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra do uống thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin mà lại ăn quá ít (có ít glucose đi vào máu) hoặc tập thể dục quá nhiều (cơ thể sử dụng hết glucose trong máu).

Điều trị hạ đường huyết

Việc điều trị hạ đường huyết gồm có hai phần: thứ nhất là các phương pháp điều trị ngay lập tức để nhanh chóng đưa đường huyết trở lại mức bình thường và thứ hai là điều trị về lâu dài, có nghĩa là phải xác định và giải quyết nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hạ đường huyết.

Điều trị ngay lập tức

Cách xử lý khi bị hạ đường huyết phụ thuộc vào những triệu chứng gặp phải. Thông thường, bổ sung đường, chẳng hạn như từ kẹo, viên nén glucose hay nước trái cây có thể điều trị các triệu chứng ban đầu và đưa lượng đường trong máu trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng và không thể bổ sung đường qua đường miệng thì người bệnh sẽ cần tiêm glucagon hoặc truyền glucose qua đường tĩnh mạch tại cơ sở y tế.

Điều trị về lâu dài

Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết. Nếu nguyên nhân có liên quan đến bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc đang dùng hoặc khuyến nghị một số thay đổi về chế độ ăn uống, lối sống. Nếu nguyên nhân gây hạ đường huyết là do một vấn đề sức khỏe khác không liên quan đến bệnh tiểu đường thì sẽ phải điều trị vấn đề đó để ổn định đường huyết.

Biến chứng của hạ đường huyết

Tuyệt đối không được phớt lờ các dấu hiệu hạ đường huyết. Thiếu glucose sẽ khiến não bộ ngừng hoạt động và dẫn đến bất tỉnh.

Hạ đường huyết không được điều trị có thể dẫn đến:

  • Hôn mê
  • Co giật
  • Tử vong

Nếu phát hiện người bệnh tiểu đường xuất hiện một trong những triệu chứng này thì người xung quanh phải gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.

Điều quan trọng là không được điều trị hạ đường huyết một cách quá mức. Điều này sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng quá cao. Sự chuyển đổi trạng thái đột ngột từ hạ đường huyết sang tăng đường huyết hoặc ngược lại sẽ gây tổn hại đến dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan trong cơ thể.

Phòng ngừa hạ đường huyết

Để ngăn ngừa hạ đường huyết tái phát thì trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề và sau đó tuân thủ đúng các phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2
Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, không phải lúc nào lượng đường trong máu cũng cao. Đường trong máu cũng có thể xuống quá thấp, tình trạng này được gọi là hạ đường huyết.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính xác gây ra điều này vẫn chưa được xác định rõ nhưng rất có thể một phần là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm có béo phì và mức cholesterol cao. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường
Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị thay đổi tâm trạng thất thường do dao động lượng đường trong máu, stress hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây