1

Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị thay đổi tâm trạng thất thường do dao động lượng đường trong máu, stress hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường

Nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường chỉ gây ra các triệu chứng về thể chất nhưng trên thực tế, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Khi đường huyết ở mức quá cao hoặc quá thấp, người bệnh có thể sẽ gặp tình trạng tâm trạng thay đổi thất thường. Mức độ căng thẳng, lo âu và phiền muộn cũng sẽ tăng lên.

Việc phải kiểm soát bệnh tiểu đường hàng ngày đôi khi có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Vì vậy nên điều quan trọng là phải chú ý đến trạng thái tâm lý của bản thân.

Một cách để giữ tâm trạng ổn định là hiểu và tuân thủ theo phác đồ điều trị để kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường. Điều này sẽ giúp làm giảm sự dao động lượng glucose trong máu – nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi tâm trạng thất thường.

Nếu như nhận thấy các triệu chứng trầm cảm, kiệt sức (burn-out) hoặc rối loạn lo âu thì nên đến gặp bác sĩ tâm thần. Chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém sức khỏe thể chất trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường và thay đổi tâm trạng thất thường

Tâm trạng lên xuống thất thường không phải là điều hiếm gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu ảnh hưởng đến cảm xúc và có thể góp phần khiến cho tâm trạng thay đổi. Kiểm soát đường huyết kém có thể dẫn đến tâm trạng tiêu cực và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Để biết lượng đường trong máu đang ở mức cao hay thấp thì cách duy nhất là đo đường huyết. Đo đường huyết thường xuyên là điều bắt buộc trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết mà mỗi bệnh nhân tiểu đường cần đạt được và duy trì là khác nhau nhưng nói chung nên giữ đường huyết ổn định trong phạm vi: (1)

  • 80 - 130 ml/dL trước bữa ăn
  • 180 ml/dL trở xuống sau khi ăn vài giờ

Đường huyết nằm ngoài phạm vi này có thể là nguồn gốc dẫn đến thay đổi tâm trạng thất thường.

Người bệnh có thể sẽ cảm thấy lo âu, chán nản, buồn bã, cáu kỉnh hay các cảm xúc tiêu cực khác khi lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp và tình trạng sẽ ngay lập tức được cải thiện khi đưa đường huyết trở lại phạm vi bình thường.

Tăng hay hạ đường huyết sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và thể chất theo cách khác nhau. Hãy đo đường huyết khi nhận thấy những thay đổi bất thường và theo dõi. Sau một thời gian, người bệnh sẽ xác định được tăng hoặc hạ đường huyết dựa trên những triệu chứng gặp phải.

Ví dụ, hạ đường huyết có thể gây:

  • Mơ hồ
  • Lo âu, bồn chồn
  • Đói
  • Dễ cáu gắt
  • Run chân tay
  • Mệt mỏi
  • Đổ mồ hôi

Tăng đường huyết có thể gây ra các triệu chứng:

  • Căng thẳng, bồn chồn
  • Bực bội
  • Buồn bã
  • Không tỉnh táo, thiếu tập trung
  • Khát nước liên tục
  • Mệt mỏi
  • Bất tỉnh

Điều quan trọng là phải giữ ổn định lượng đường trong máu. Nếu dùng insulin hoặc thuốc sulfonylurea thì hãy chuẩn bị sẵn nguồn cung cấp carbohydrate tác dụng nhanh và luôn mang theo bên mình, chẳng hạn như viên nén glucose hay kẹo cứng để can thiệp kịp thời khi bị hạ đường huyết..

Nếu mức đường huyết có sự dao động đáng kể trong ngày thì hãy cho bác sĩ biết để điều trị phương pháp điều trị.

Bệnh tiểu đường và stress

Việc biết mình mắc bệnh tiểu đường và việc phải duy trì các biện pháp kiểm soát đường huyết hàng ngày khiến không ít người bị stress, dần dần dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức về tinh thần. Một số nguyên nhân gây stress ở người mắc bệnh tiểu đường gồm có:

  • Các triệu chứng về thể chất của bệnh tiểu đường
  • Các phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường, gồm có điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi nhiều thói quen sống
  • Chi phí điều trị
  • Chán nản về việc phải duy trì điều trị suốt đời

Stress sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tiểu đường. Stress kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng khiến cho mức đường huyết không ổn định. Đường huyết có thể tăng quá cao hoặc giảm xuống mức quá thấp do stress. Những sự dao động này có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng thất thường.

Stress còn có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát tình trạng bệnh. Khi bị stress, người bệnh sẽ bị giảm động lực tập thể dục và dễ ăn uống không lành mạnh.

Đừng để stress gây cản trở việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi bị stress kéo dài thì nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Lo âu là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ. Từ 30 đến 40% người bị bệnh tiểu đường cho biết họ thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng.

Cứ 4 người mắc bệnh tiểu đường thì có đến 1 người bị trầm cảm. (2) Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ trầm cảm cao hơn nam giới.

Một số triệu chứng của bệnh trầm cảm:

  • Dễ cáu giận
  • Thường xuyên lo lắng, bồn chồn
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống
  • Lối sống không lành mạnh
  • Khó ngủ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Tăng hoặc giảm cân không kiểm soát
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Khó tập trung
  • Không còn hứng thú với những sở thích trước đây
  • Tuyệt vọng

Điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu trầm cảm và đi khám ngay lập tức khi thấy bản thân có các dấu hiệu này. Trầm cảm có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Theo thời gian, sự thay đổi tâm trạng thất thường mà người bệnh gặp phải do mức đường huyết được kiểm soát kém có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn về tinh thần với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Nên đến gặp bác sĩ tâm thần để trao đổi về nguy cơ bị trầm cảm hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác liên quan đến bệnh tiểu đường.

Phòng ngừa thay đổi tâm trạng thất thường do tiểu đường

Có nhiều cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị thay đổi tâm trạng thất thường, stress, trầm cảm hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.

Tuân thủ đúng kế hoạch điều trị

Người bệnh cần thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, gồm có dúng thuốc đều đặn hàng ngày, đo đường huyết và điều chỉnh thói quen sống.

Đo đường huyết thường xuyên

Đo đường huyết thường xuyên và ghi lại khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp để trao đổi với bác sĩ. Thực hiện các biện pháp tăng hoặc giảm lượng đường trong máu khi kết quả đo nằm ngoài phạm vi bình thường.

Đặt lời nhắc

Đặt lời nhắc trên điện thoại thông minh để được báo thời điểm cần dùng thuốc và đo đường huyết hàng ngày. Bằng cách này, người bệnh sẽ không bị quên và có thể giữ ổn định lượng đường trong máu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là điều rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Chọn những loại thực phẩm thân thiện với người bệnh tiểu đường như ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả, protein nạc, tránh thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao và lên thực đơn trước cho các bữa ăn trong vài ngày tiếp theo. Việc lên thực đơn trước như vậy sẽ giúp người bệnh dễ dàng tuân thủ các quy tắc ăn uống hơn.

Giúp đỡ người thân bị tiểu đường

Sự thấu hiểu và hỗ trợ của người thân sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.

Trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường cần sự hỗ trợ và hướng dẫn của những người lớn xung quanh để tuân thủ kế hoạch điều trị.

Người lớn trong nhà cần chuẩn bị các loại thực phẩm lành mạnh, khuyến khích trẻ tăng cường vận động và đưa trẻ đi tái khám định kỳ. Chú ý đến những thay đổi về tâm trạng của trẻ cũng như là các dấu hiệu của stress hoặc trầm cảm để có biện pháp can thiệp ngay từ sớm.

Người lớn

Người lớn mắc bệnh tiểu đường cũng cần sự giúp đỡ từ người xung quanh. Bạn bè và người thân nên nói chuyện với người bệnh khi tâm trạng của họ có vẻ không ổn và nhắc người bệnh đo đường huyết. Người thân của người mắc bệnh tiểu đường có thể hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cùng nhau tập thể dục.

Chủ động nói chuyện với người bệnh về tình trạng của họ và lắng nghe những gì mà người bệnh chia sẻ. Vận động người bệnh đi khám bác sĩ khi nhận thấy những thay đổi bất thường về sức khỏe tâm thần.

Khi nào cần đi khám?

Người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám khi:

  • gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết
  • tâm trạng thường xuyên thay đổi thất thường
  • mất hứng thú với các hoạt động thường ngày
  • không thể duy trì các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
  • thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản hoặc tuyệt vọng
  • có suy nghĩ muốn tự tử

Tóm tắt bài viết

Thay đổi tâm trạng thất thường, stress hoặc thậm chí trầm cảm là những vấn đề có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Để giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần này, người bệnh cần duy trì các phương pháp điều trị và giữ lượng đường trong máu ở mức khuyến nghị.

Đừng ngần ngại chia sẻ với gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ khi gặp phải khó khăn để được giúp đỡ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường

Đau đầu là một vấn đề rất phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đa phần cơn đau đầu thường tự hết hoặc có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang quá cao hoặc quá thấp.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính xác gây ra điều này vẫn chưa được xác định rõ nhưng rất có thể một phần là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm có béo phì và mức cholesterol cao. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 không phải chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra. Trên thực tế, bệnh lý này có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính có thể dẫn đến tiểu đường type 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây