Từ khóa nguyên nhân
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề rất phổ biến. Các triệu chứng điển hình gồm có đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu không tự chủ (són tiểu). Mặc dù phổ biến hơn ở phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị bàng quang tăng hoạt.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) có thể xảy ra do lão hóa, mang thai, mãn kinh, chế độ ăn uống hoặc một bệnh lý tiềm ẩn. Các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu són gây gián đoạn cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều cách khắc phục bàng quang tăng hoạt.
Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Nếu bạn bị bàng quang tăng hoạt (OAB), việc hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tốt hơn. Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ các yếu tố về lối sống cho đến các bệnh lý tiềm ẩn.
Co thắt bàng quang là khi cơ bàng quang đột ngột siết lại một cách không tự chủ, gây ra cảm giác buồn tiểu dù bàng quang chưa đầy. Co thắt bàng quang thường được hiểu là bàng quang tăng hoạt (OAB).
Nhiễm trùng thận thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu lan đến một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng thận có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc từ từ và kéo dài (mạn tính). Nhiễm trùng thận thường gây đau đớn và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng thận còn được gọi là viêm thận bể thận.
Thận bình thường có kích thước bằng một nắm tay. Teo thận là tình trạng thận bị giảm kích thước và điều này ảnh hưởng đến chức năng thận. Teo thận khác thiểu sản thận, tình trạng thận kém phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đau ở khu vực thận sau khi uống rượu có thể là do mất nước hoặc viêm niêm mạc dạ dày. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả nhiễm trùng thận.
Nhiễm toan chuyển hóa xảy ra khi độ axit của máu tăng cao. Tình trạng này có thể là kết quả của các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường hoặc suy thận mạn không được kiểm soát tốt.
Đau quặn thận là một dạng đau xảy ra khi sỏi tiết niệu gây tắc nghẽn một phần đường tiết niệu. Đường tiết niệu gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Cơn đau ở khu vực thận trái có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở hạ sườn hoặc khu vực lưng trên. Nguyên nhân gây đau ở khu vực này có thể là do bệnh thận hoặc cũng có thể là do các vấn đê không liên quan đến thận.
Viêm cầu thận màng (membranous glomerulonephritis) là một loại viêm cầu thận. Viêm cầu thận màng xảy ra khi tình trạng viêm các cấu trúc thận gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Viêm cầu thận màng còn được gọi là viêm vi cầu thận màng, viêm cầu thận ngoài màng hay bệnh thận màng.
Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.
U lympho hay ung thư hạch (lymphoma) là một loại ung thư bắt đầu từ hệ miễn dịch. U lympho có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, lá lách, gan, phổi hoặc thận. U lympho đã lan đến thận có thể được gọi là u lympho thận.
Hầu hết những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối đều bị đau, thường là ở xương và cơ. Các cơn đau thường là do biến chứng của bệnh hoặc cũng có thể là do tác dụng phụ của điều trị.
Hội chứng thận hư là tình trạng thận bị tổn thương và bài tiết quá nhiều protein vào nước tiểu. Bản thân hội chứng thận hư không phải là một căn bệnh. Hội chứng thận hư là kết quả của các bệnh làm tổn thương các mạch máu trong thận.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau thận chỉ ảnh hưởng đến một quả thận. Đau ở vùng thận phải có thể là dấu hiệu chỉ ra vấn đề về thận hoặc vấn đề với các cơ quan, cơ hoặc mô lân cận.
Viêm thận bể thận cấp là tình trạng thận bị nhiễm trùng đột ngột và nghiêm trọng. Tình trạng này khiến cho thận sưng lên và có thể làm hỏng thận vĩnh viễn. Viêm thận bể thận có thể đe dọa đến tính mạng.
Mặc dù cystin niệu là một bệnh lý mạn tính, có nghĩa là kéo dài suốt đời nhưng các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 18 – 25,. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng xuất hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh hoặc thanh thiếu niên.
Viêm cầu thận (glomerulonephritis) là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận, cấu trúc được tạo thành từ các mạch máu nhỏ trong thận. Điều này khiến thận không thể hoạt động bình thường.