1

Các nguyên nhân đau thận phải

Hầu hết các nguyên nhân gây đau thận chỉ ảnh hưởng đến một quả thận. Đau ở vùng thận phải có thể là dấu hiệu chỉ ra vấn đề về thận hoặc vấn đề với các cơ quan, cơ hoặc mô lân cận.
Các nguyên nhân đau thận phải Các nguyên nhân đau thận phải

Thận nằm ở nằm ở khoang bụng sau phúc mạc, ngay dưới khung xương sườn. Đa số mọi người sinh ra có hai quả thận, nằm đối xưng ở hai bên cột sống. Do kích thước và vị trí của gan nên thận phải thường nằm thấp hơn một chút so với thận trái.

Dưới đây là 6 nguyên nhân có thể gây đau ở thận phải.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi thận

Nguyên nhân hiếm gặp:

  • Chấn thương thận
  • Bệnh thận đa nang
  • Huyết khối tĩnh mạch thận
  • Ung thư thận

Tiếp tục đọc để tìm hiểu về những nguyên nhân có thể gây đau thận này, gồm có cách chẩn đoán, các triệu chứng và cách điều trị.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường do vi khuẩn gây ra nhưng đôi khi là do nấm hoặc virus.

Mặc dù nhiễm trùng đa phần xảy ra ở đường tiết niệu dưới (niệu đạo và bàng quang) nhưng cũng có thể lan đến đường tiết niệu trên (niệu quản và thận).

Khi thận bị nhiễm trùng, các dấu hiệu và triệu chứng gồm có:

  • sốt cao
  • đau vùng hạ sườn và vùng giữa lưng
  • ớn lạnh và run
  • đi tiểu nhiều lần
  • tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu dữ dội)
  • máu hoặc mủ trong nước tiểu
  • buồn nôn và nôn mửa

Điều trị

Phương pháp chính để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu là thuốc kháng sinh.

Nếu thận bị nhiễm trùng (viêm thận bể thận), bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc fluoroquinolone. Trong trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, người bệnh có thể phải nhập viện và điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Sỏi thận

Sỏi thận là những khối cứng hình thành do sự tích tụ muối và khoáng chất trong nước tiểu, thường là do nước tiểu cô đặc.

Các triệu chứng thường gặp của sỏi thận gồm có:

  • Đau vùng hạ sườn và lưng
  • Buồn đi tiểu liên tục
  • Đau khi đi tiểu
  • Lượng nước tiểu ít
  • Nước tiểu có máu hoặc đục
  • Buồn nôn và nôn mửa

Điều trị

Sỏi thận nhỏ có thể tự trôi ra ngoài theo nước tiểu. Quá trình này thường gây đau đớn nên người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc chẹn alpha để làm giãn niệu quản, giúp sỏi trôi ra ngoài dễ dàng và ít gây đau đớn hơn. Người bệnh nên uống nhiều nước để tống sỏi thận ra ngoài nhanh hơn.

Nếu sỏi thận có kích thước lớn, không tự trôi ra ngoài hoặc gây tổn thương thì sẽ cần can thiệp loại bỏ sỏi bằng các phương pháp sau đây:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL): phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh nhỏ, sau đó sỏi sẽ dễ dàng trôi ra ngoài hơn.
  • Tán sỏi thận qua da: tạo đường rạch nhỏ trên da ở vùng lưng của người bệnh để tiếp cận đến thận, sau đó lấy sỏi thận ra ngoài.
  • Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản: đưa ống nội soi qua niệu đạo, bàng quang vào niệu quản để lấy sỏi ra ngoài hoặc làm vỡ sỏi.

Chấn thương thận

Chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương do tác động từ bên ngoài.

Chấn thương kín là khi thận bị tổn thương nhưng thành bụng và lưng không bị xuyên thủng, trong khi chấn thương xuyên thấu là khi thành bụng hoặc lưng bị xuyên qua và ảnh hưởng đến thận.

Các triệu chứng của chấn thương kín gồm có tiểu ra máu và bầm tím ở vùng thận. Dấu hiệu rõ rệt nhất của chấn thương xuyên thấu là vết thương trên da.

Mức độ nghiêm trọng của chấn thương thận được chia thành 5 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là nhẹ nhất và cấp độ 5 là khi thận bị vỡ và cắt đứt nguồn cấp máu.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp chấn thương thận đều có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Việc điều trị gồm có kiểm soát các vấn đề phát sinh do chấn thương thận như đau đớn và tăng huyết áp.

Đôi khi, người bệnh cần điều trị bằng vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang (polycystic kidney disease) là một bệnh di truyền có đặc trưng là các cụm u nang chứa dịch lỏng hình thành trên thận. Đây là một dạng bệnh thận mạn tính. Bệnh thận đa nang làm giảm chức năng thận và có thể dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận đa nang gồm có:

  • Đau lưng và vùng hạ sườn
  • Tiểu ra máu
  • Sỏi thận
  • Suy giảm chức năng thận
  • Vấn đề về van tim
  • Cao huyết áp
  • Cảm giác đầy bụng, bụng phình to
  • Đau đầu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận

Điều trị

Không có cách chữa trị khỏi bệnh thận đa nang nhưng các phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa hoặc trì hoãn biến chứng. Việc điều trị tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể mà người bệnh gặp phải.

Ví dụ, nếu bệnh thận đa nang gây tăng huyết áp, người bệnh sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng các loại thuốc kiểm soát huyết áp như thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE).

Nếu bị nhiễm trùng thận, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Vào năm 2018, Cục kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt tolvaptan, một loại thuốc điều trị bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (ADPKD), đây là dạng bệnh thận đa nang phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% số ca bệnh thận đa nang.

Huyết khối tĩnh mạch thận

Hai tĩnh mạch thận có nhiệm vụ đưa máu nghèo oxy từ thận về tim. Huyết khối tĩnh mạch thận là tình trạng cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận, khiến cho tĩnh mạch bị tắc nghẽn.

Đây là một tình trạng khá hiếm gặp. Các triệu chứng gồm có:

  • Đau lưng dưới
  • Tiểu ra máu máu
  • Giảm lượng nước tiểu

Điều trị

Theo một nghiên cứu vào năm 2018, huyết khối tĩnh mạch thận thường là kết quả của một vấn đề khác mà phổ biến nhất là hội chứng thận hư. (1)

Hội chứng thận hư là tình trạng thận bài tiết quá protein vào nước tiểu, khiến cơ thể bị mất protein. Nếu huyết khối tĩnh mạch thận là kết quả của việc điều trị hội chứng thận hư thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hạ mỡ máu
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Ung thư thận

Ung thư thận thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi sang các giai đoạn sau, các triệu chứng thường gặp gồm có:

  • Đau vùng hạ sườn và lưng dai dẳng
  • Tiểu ra máu
  • Mệt mỏi
  • Mất cảm giác ngon miệng khi ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Sốt liên tục

Điều trị

Phẫu thuật cắt thận là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các ca bệnh ung thư thận. Tùy vào giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần thận (cắt bỏ khối u cùng phần thận xung quanh) hoặc cắt toàn bộ quả thận có khối u.

Ca phẫu thuật có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ mở (tạo đường rạch dài để cắt bỏ thận) hoặc phẫu thuật nội soi (tạo các đường rạch nhỏ để đưa ống nội soi vào bên trong cơ thể).

Các phương pháp điều trị ung thư thận khác gồm có:

  • Liệu pháp miễn dịch: tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc miễn dịch được dùng để điều trị ung thư thận gồm có aldesleukin và nivolumab
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: nhắm đến các gen hoặc protein cụ thể giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Các loại thuốc nhắm trúng đích được dùng để điều trị ung thư thận gồm có cabozantinib, sorafenib, everolimus và temsirolimus.
  • Xạ trị: sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám càng sớm càng tốt nếu liên tục bị đau ở vùng lưng giữa đến lưng trên hoặc hạ sườn. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề về thận. Nếu không được điều trị kịp thời, vấn đề đó có thể làm hỏng thận vĩnh viễn.

Một số vấn đề về thận, chẳng hạn như nhiễm trùng thận, nó có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Tóm tắt bài viết

Đau ở vùng thận phải có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phổ biến, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận hoặc cũng có thể chỉ ra một vấn đề hiếm gặp hơn như huyết khối tĩnh mạch thận hay bệnh thận đa nang.

Nếu bị đau dai dẳng ở khu vực thận hoặc nếu cơn đau ngày càng nặng, gây cản trở các hoạt động hàng ngày thì hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị. Điều trị kịp thời sẽ giúp phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân
Tin liên quan
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm cầu thận hay viêm thận là một bệnh lý nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức. Có hai loại viêm cầu thận là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn.

Ung Thư Thận: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Tiên Lượng
Ung Thư Thận: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Tiên Lượng

Ung thư thận: Triệu chứng, Nguyên nhân, điều trị và tiên lượng về bệnh lý này ra sao? Thận là cặp cơ quan hình hạt đậu, mỗi quả có kích thước bằng một nắm tay, nằm bên dưới khung xương sườn, đối xứng hai bên cột sống.

Đau thận là do những nguyên nhân nào?
Đau thận là do những nguyên nhân nào?

Đau thận thường có biểu hiện là đau âm ỉ ở lưng dưới (khu vực giữa phần dưới của khung xương sườn và hông). Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Đau thận còn có thể đi kèm các triệu chứng khác và thường cần phải điều trị khẩn cấp.

Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm cầu thận (glomerulonephritis) là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận, cấu trúc được tạo thành từ các mạch máu nhỏ trong thận. Điều này khiến thận không thể hoạt động bình thường.

Viêm thận bể thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm thận bể thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm thận bể thận cấp là tình trạng thận bị nhiễm trùng đột ngột và nghiêm trọng. Tình trạng này khiến cho thận sưng lên và có thể làm hỏng thận vĩnh viễn. Viêm thận bể thận có thể đe dọa đến tính mạng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây