Tin tức Bệnh Thận - Tiết Niệu
Bên trong thận có những cấu trúc có dạng ống nhỏ giúp lọc muối, nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Những cấu trúc nhỏ này được gọi là ống thận. Hoại tử ống thận cấp tính là tình trạng các ống này bị tổn thương hoặc phá hủy. Hoại tử ống thận cấp là một dạng tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp).
Ung thư niệu đạo là một loại ung thư hiếm gặp và thường được phát hiện khi bệnh đã ở các giai đoạn sau. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tiên lượng cũng kém hơn so với giai đoạn đầu.
Cổ bàng quang là một nhóm cơ nối bàng quang với niệu đạo. Khi không đi tiểu, các cơ này siết chặt để giữ nước tiểu trong bàng quang và khi đi tiểu, các cơ giãn ra để cho phép nước tiểu chảy vào niệu đạo. Khi cổ bàng quang bị tắc nghẽn, nước tiểu sẽ không thể chảy qua một cách bình thường và dẫn đến nhiều vấn đề về tiết niệu.
Nhiễm trùng bàng quang gây ra các triệu chứng khó chịu. Có nhiều cách để giảm thiểu hoặc loại bỏ các triệu chứng này, từ các biện pháp khắc phục tại nhà cho đến các phương pháp điều trị y tế.
Viêm bàng quang hay nhiễm trùng bàng quang xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Khi vào bàng quang, vi khuẩn nhân lên và điều này kích hoạt phản ứng viêm. Phụ nữ có tỷ lệ viêm bàng quang cao hơn do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và nằm gần hậu môn hơn niệu đạo của nam giới. Điều này khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào niệu đạo rồi di chuyển lên bàng quang hơn. Tuy nhiên, nam giới cũng có thể bị viêm bàng quang.
Viêm bàng quang mạn tính hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) là tình trạng bàng quang bị viêm tái phát nhiều lần hoặc kéo dài dai dẳng, gây triệu chứng căng tức, đau đớn hoặc nóng rát ở vùng chậu và đi tiểu nhiều lần. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Tam giác bàng quang là một khu vực hình tam giác nằm ở đáy bàng quang, được xác định bởi hai lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong. Viêm tam giác bàng quang là tình trạng khu vực này bị viêm.
Sỏi niệu quản thực chất là sỏi thận. Viên sỏi có thể di chuyển từ thận đến các khu vực khác trong đường tiết niệu.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào một hoặc cả hai niệu quản (ống nối bàng quang với thận).
Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong mẫu nước tiểu mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.
Hội chứng niệu đạo (urethral syndrome) là một tình trạng ảnh hưởng đến niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo còn có chức năng dẫn tinh dịch ra khỏi đầu dương vật khi xuất tinh. Hội chứng niệu đạo có đặc trưng là niệu đạo bị viêm hoặc bị kích ứng.
Viêm niệu đạo thường gây đau khi đi tiểu và buồn tiểu liên tục. Viêm niệu đạo đa phần là do nhiễm vi khuẩn gây ra.
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Đường kính niệu đạo trung bình ở người trưởng thành là 4 – 6mm, đủ rộng để nước tiểu chảy qua dễ dàng. Niệu đạo bị thu hẹp sẽ gây cản trở dòng nước tiểu. Hẹp niệu đạo chủ yếu xảy ra ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hẹp niệu đạo.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Niệu đạo là một phần của hệ tiết niệu. Các cơ quan khác trong hệ tiết niệu gồm có thận, niệu quản và bàng quang. Hệ tiết niệu có chức năng tạo ra, chứa và bài tiết nước tiểu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Niệu đạo có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan sinh dục nên giải phẫu niệu đạo ở nam giới và phụ nữ có sự khác biệt.
Có nhiều nguyên nhân gây đau ở niệu đạo, gồm có nhiễm trùng, chất gây kích ứng và chấn thương.
Bất kể là nam hay nữ, cảm giác nóng rát ở đầu niệu đạo có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) như chlamydia hoặc bệnh lậu. Tuy nhiên, ngoài ra nóng rát ở đầu niệu đạo cũng có thể là do những nguyên nhân khác.
Niệu đạo của nam giới là ống dẫn nước tiểu và tinh dịch qua dương vật ra bên ngoài cơ thể. Dịch niệu đạo là chất lỏng không phải nước tiểu và tinh dịch chảy ra từ lỗ niệu đạo. Dịch niệu đạo có thể có nhiều màu sắc khác nhau và xuất hiện do kích ứng hoặc nhiễm trùng niệu đạo. Cấy dịch niệu đạo được thực hiện để chẩn đoán nhiễm trùng ở niệu đạo hoặc hệ sinh dục, đặc biệt là ở nam giới trưởng thành và bé trai. Xét nghiệm này còn được gọi là cấy dịch tiết sinh dục.
Sa niệu đạo là tình trạng một phần niệu đạo lệch khỏi vị trí bình thường và đẩy vào âm đạo. Trong những trường hợp nghiêm trọng, niệu đạo còn tụt hẳn xuống dưới và nhô ra ngoài qua lỗ niệu đạo.
Các vấn đề về đường ruột như táo bón khá phổ biến ở những người bị viêm bàng quang kẽ. Táo bón có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm bàng quang kẽ. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, kết hợp với dùng thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng.
Viêm bàng quang kẽ và lạc nội mạc tử cung có nhiều triệu chứng tương tự nhau như đau vùng chậu kéo dài, đau thắt lưng và đau khi quan hệ tình dục.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một vấn đề rất phổ biến. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong đường tiết niệu nhưng đa phần là ở bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang thường nhẹ và chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống trong vòng vài ngày. Thậm chí đôi khi, nhiễm trùng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, viêm bàng quang khí thũng là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu hiếm gặp và nghiêm trọng hơn nhiều.
Hội chứng bàng quang nhút nhát (shy bladder hay paruresis) là một dạng rối loạn lo âu xã hội, trong đó người bệnh cảm thấy căng thẳng, lo âu mỗi khi phải đi tiểu mà có người khác ở gần. Kết quả là người bệnh gặp khó khăn hoặc thậm chí không thể tiểu tiện ở những nơi công cộng.
Chụp bể thận - niệu quản ngược dòng (retrograde pyelogram) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang tiêm vào đường tiết niệu của người bệnh để thu được hình ảnh X-quang rõ nết hơn về hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo.
Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong bàng quang phát triển mất kiểm soát và hình thành khối u ác tính.
Tiên lượng của người mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối phụ thuộc vào mức độ ung thư lan rộng trong cơ thể. Nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết quanh bàng quang, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 39%. Nếu ung thư đã lan đến một cơ quan ở xa thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn 7,7%.
Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mạn tính ước tính xảy ra ở hàng triệu người trên thế giới. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu và chữa khỏi viêm bàng quang kẽ. Mục đích điều trị là kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh dùng thuốc có nhiều phương pháp điều trị thay thế giúp giảm bớt các triệu chứng viêm bàng quang kẽ, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống.
Nhiễm trùng bàng quang thường xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Ở những người có hệ miễn dịch yếu, nhiễm trùng bàng quang có thể xảy ra do nhiễm nấm.
Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư bàng quang nhưng căn bệnh này phổ biến nhất ở nam giới và người lớn tuổi.
Sỏi bàng quang là các khối rắn hình thành do khoáng chất trong nước tiểu kết tinh và tích tụ lại trong bàng quang. Điều này thường xảy ra khi nước tiểu cô đặc.