1

Chế độ ăn uống cho người bị viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mạn tính ước tính xảy ra ở hàng triệu người trên thế giới. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu và chữa khỏi viêm bàng quang kẽ. Mục đích điều trị là kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh dùng thuốc có nhiều phương pháp điều trị thay thế giúp giảm bớt các triệu chứng viêm bàng quang kẽ, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống cho người bị viêm bàng quang kẽ Chế độ ăn uống cho người bị viêm bàng quang kẽ

Cùng tìm hiểu xem chế độ ăn uống có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viêm bàng quang kẽ, người bị viêm bàng quang kẽ cần điều chỉnh chế độ ăn ra sao cũng như những lợi ích và tác hại của chế độ ăn này.

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mạn tính có triệu chứng đặc trưng là buồn tiểu liên tục, tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu dữ dội, phải vào nhà vệ sinh ngay), đau hoặc căng tức, khó chịu ở vùng chậu, đau bụng dưới, thắt lưng.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi độ pH hoặc nồng độ kali trong nước tiểu hoặc kích hoạt các thụ cảm đau trong bàng quang, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm bàng quang kẽ. (1)

Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát cơn đau vùng chậu, giảm tình trạng tiểu gấp và tần suất đi tiểu.

Tuy nhiên, tác động của mỗi loại thực phẩm đến các triệu chứng viêm bàng quang kẽ ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, mỗi người cần tự thử và theo dõi để xác định loại thực phẩm cần tránh.

Người bị viêm bàng quang kẽ được khuyến nghị thực hiện chế độ ăn loại trừ trong 1 - 2 tuần, có nghĩa là loại bỏ tất cả các loại thực phẩm nghi là kích hoạt triệu chứng ra khỏi chế độ ăn và từ từ ăn lại từng món một để xác định xem loại thực phẩm nào là thủ phạm gây ra triệu chứng.

Thực phẩm nên ăn và nên tránh

Thực phẩm nên ăn

Dưới đây là những loại thực phẩm ít hoặc không gây kích thích bàng quang và được coi là an toàn với người bị ít viêm bàng quang kẽ:

  • Trái cây: bơ, chuối, mơ, việt quất, chà là, dưa, mận, lê, nho khô…
  • Rau củ: măng tây, bông cải xanh, các loại rau xanh, củ dền, cà tím, đậu Hà Lan, nấm,…
  • Ngũ cốc: yến mạch, gạo,…
  • Các nguồn protein: thịt bò, trâu, lợn, cừu, thịt gia cầm, cá, trứng…
  • Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, hạt dẻ cười…
  • Bơ hạt: bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều,…
  • Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa nguyên kem, sữa ít béo, phô mai ít béo…
  • Các loại thảo mộc và gia vị như tỏi, gừng, húng, ngò, nghệ, hoa hồi,…
  • Đồ uống: nước lọc và các loại đồ uống không chứa cồn, caffeine và chất làm ngọt nhân tạo

Thực phẩm cần tránh

Một số thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm bàng quang kẽ, ví dụ như cà chua, trái cây họ cam quýt, cà phê và sô cô la.

Người bị viêm bàng quang kẽ nên loại bỏ tất cả những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống trong vòng 1 – 2 tuần và ăn lại từng món một để xác định loại thực phẩm nào an toàn và loại thực phẩm nào cần kiêng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị viêm bàng quang kẽ cần hạn chế hoặc tránh hoàn toàn:

  • Trái cây có tính axit như cam, bưởi, chanh, dứa, dâu tây
  • Rau củ: cà chua, hành tây
  • Rau củ muối chua
  • Các sản phẩm thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt nguội, thịt hun khói
  • Thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, tempeh, bột đậu nành
  • Sản phẩm từ sữa: sữa chua
  • Sô cô la
  • Gia vị: ớt, xì dầu, giấm, sốt cà chua
  • Đồ uống: đồ uống có cồn, caffeine, đồ uống có ga, nước trái cây có tính axit cao như cam, bưởi, nam việt quất, dứa
  • Phụ gia thực phẩm: bột ngọt (mì chính), chất làm ngọt nhân tạo

Ngoài các loại thực phẩm được liệt kê ở trên, người bệnh cũng nên hạn chế hoặc tránh các món ăn cay.

Lợi ích

Theo một nghiên cứu, việc tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống kích thích bàng quang có thể gây ra các triệu chứng viêm bàng quang kẽ chỉ trong vòng 2 - 4 giờ sau khi ăn. (2)

Tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như đau vùng chậu và tiểu nhiều lần, tiểu gấp.

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc kiêng một số loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, gồm có đậu nành, cà chua, thức ăn cay và trái cây họ cam quýt có thể làm giảm các triệu chứng viêm bàng quang kẽ sau 3 tháng. Việc điều chỉnh chế độ ăn này vẫn mang lại hiệu quả ít nhất một năm sau đó. (3)

Trong một nghiên cứu thực hiện trên 2.101 người bị viêm bàng quang kẽ, khoảng 45% số người thử điều chỉnh chế độ ăn uống cho biết các triệu chứng đã thuyên giảm. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những phương pháp điều trị bổ sung hiệu quả nhất cho bệnh viêm bàng quang kẽ.

Một nghiên cứu trước đó cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu này chỉ ra rằng khoảng 90% số người được khảo sát cho biết các triệu chứng viêm bàng quang kẽ trở nên nặng hơn sau khi họ ăn một số loại thực phẩm hoặc đồ uống nhất định.

Mặc dù các nghiên cứu đều cho kết quả tích cực nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về hiệu quả của việc điều chỉnh chế độ ăn uống trong kiểm soát chứng viêm bàng quang kẽ về lâu dài.

Tác hại

Chế độ ăn loại trừ có thể khó thực hiện đối với một số người.

Trong số những thực phẩm cần tránh có nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, ví dụ như trái cây họ cam quýt, cà chua, các sản phẩm từ đậu nành và rau củ muối chua.

Người bị viêm bàng quang kẽ có thể phải kiêng các loại thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, tempeh mà đây lại là những nguồn cung cấp protein chính trong chế độ ăn chay và thuần chay. Do đó, những người ăn chay và thuần chay có nguy cơ bị thiếu hụt protein nếu như không tìm được nguồn protein thay thế thích hợp.

Tuy nhiên, những thực phẩm này chỉ tạm thời bị loại khỏi chế độ ăn uống và nếu như chúng không làm tăng triệu chứng thì người bệnh hoàn toàn có thể ăn trở lại.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng có thể việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ không kiểm soát được hoàn toàn các triệu chứng. Người bệnh nên kết hợp thêm những thay đổi lối sống khác, chẳng hạn như hạn chế căng thẳng, bó thuốc lá hay vật lý trị liệu thường xuyên.

Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, các phương pháp khác để điều trị viêm bàng quang kẽ gồm có dùng thuốc đường uống, kích thích điện thần kinh, bơm căng bàng quang, đưa thuốc vào bàng quang và phẫu thuật.

Tóm tắt bài viết

Xác định và tránh các loại thực phẩm, đồ uống gây kích thích bàng quang và kích hoạt các triệu chứng là một phần quan trọng để kiểm soát tình trạng viêm bàng quang kẽ. Một số loại thực phẩm cần tránh là trái cây họ cam quýt, cà chua, hành tây, đồ uống có cồn, caffeine, thực phẩm làm từ đậu nành, rau củ muối chua, sô cô la, thịt chế biến sẵn, ớt, giấm, đồ uống có ga và một số loại phụ gia thực phẩm. Thông thường, người bệnh không cần phải kiêng tất cả những cả những loại thực phẩm, đồ uống này. Thực hiện chế độ ăn loại trừ sẽ giúp xác định loại thực phẩm cụ thể cần tránh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị ung thư bàng quang di căn sống được bao lâu?
Người bị ung thư bàng quang di căn sống được bao lâu?

Mặc dù ung thư bàng quang di căn không thể chữa khỏi nhưng vẫn có các phương pháp điều trị cho giai đoạn này. Một số người bị ung thư bàng quang di căn vẫn có thể sống thêm nhiều năm. Số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót hiện tại được thu thập từ ít nhất 5 năm trước mà các phương pháp điều trị ung thư đã có nhiều cải tiến trong thời gian gần đây, điều này giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót cho bệnh nhân. Dưới đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi phổ biến về tiên lượng của những người mắc ung thư bàng quang di căn.

Viêm bàng quang kẽ: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm bàng quang kẽ: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm bàng quang kẽ (interstitial cystitis) là một tình trạng phức tạp có đặc trưng là viêm mạn tính các lớp cơ bàng quang. Điều này gây ra các triệu chứng như đau hoặc căng tức ở vùng chậu hoặc bụng, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị
Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng lớp niêm mạc bên trong bàng quang bị viêm, gây ảnh hưởng đến các mạch máu và dẫn đến chảy máu. Một triệu chứng điển hình của viêm bàng quang xuất huyết là nước tiểu có máu (đái máu), kèm theo các triệu chứng viêm bàng quang khác.

Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm bàng quang thường xảy ra do bàng quang bị nhiễm trùng. Các triệu chứng gồm có buồn tiểu liên tục, ngay cả khi vừa mới đi tiểu, đau khi đi tiểu, tiểu gấp và tiểu ra máu. Nếu không được điều trị, viêm bàng quang có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm bàng quang cấp là tình trạng bàng quang bị viêm đột ngột. Viêm bàng quang cấp đa phần xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng là do vi khuẩn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây