1

Các nguyên nhân gây đau niệu đạo

Có nhiều nguyên nhân gây đau ở niệu đạo, gồm có nhiễm trùng, chất gây kích ứng và chấn thương.
Các nguyên nhân gây đau niệu đạo Các nguyên nhân gây đau niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo là một ống dài nằm bên trong dương vật. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn và nằm bên trong khoang chậu.

Cơn đau ở niệu đạo có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn. Nếu tình trạng đau xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn thì được gọi là đau niệu đạo cấp tính còn nếu kéo dài thì được gọi là đau niệu đạo mạn tính.

Các vấn đề ở niệu đạo có thể xảy ra do:

  • Chấn thương
  • Tổn thương mô
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh lý khác
  • Sự lão hóa

Nguyên nhân gây đau niệu đạo

Đau niệu đạo có thể là do kích ứng. Điều này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Các nguyên nhân gây kích ứng niệu đạo gồm có:

  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Tạo bọt bồn tắm
  • Một số biện pháp tránh thai như bao cao su, gel tránh thai, thuốc diệt tinh trùng
  • Dung dịch thụt rửa hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ khác
  • Chấn thương do va đập ở vùng chậu
  • Xà phòng, sữa tắm chứa hương liệu hoặc hóa chất mạnh
  • Quan hệ tình dục

Tình trạng đau niệu đạo sẽ chấm dứt sau khi tránh các tác nhân gây kích ứng này.

Đau niệu đạo cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý, ví dụ như:

  • Viêm do nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus ở các cơ quan trong đường tiết niệu, gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo
  • Viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tuyến tiền liệt hoặc tinh hoàn
  • Viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở vùng chậu (ở phụ nữ)
  • Ung thư đường tiết niệu
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu, có thể xảy ra do sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm teo âm đạo sau mãn kinh
  • Nhiễm nấm âm đạo

Các triệu chứng đi kèm

Tùy vào nguyên nhân mà đau niệu đạo còn đi kèm các triệu chứng khác như:

  • Ngứa ngáy
  • Bí tiểu
  • Tiểu khó
  • Buồn tiểu liên tục
  • Tiểu gấp
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Dịch tiết bất thường từ dương vật hoặc âm đạo
  • Dịch tiết bất thường từ niệu đạo
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau vùng chậu, thắt lưng hoặc bụng

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau niệu đạo

Hãy đi khám nếu tình trạng đau niệu đạo kéo dài hoặc xảy ra kèm các triệu chứng kể trên. Để xác định nguyên nhân gây đau niệu đạo, trước tiên bác sĩ thường sẽ sờ nắn vùng bụng của người bệnh xem có bị đau hay không và đau cụ thể ở vị trí nào. Đối với phụ nữ, bác sĩ sẽ khám phụ khoa. Sau đó, người bệnh cần làm xét nghiệm nước tiểu, gồm có tổng phân tích nươc tiểu và cấy nước tiểu.

Tùy thuộc vào các triệu chứng cũng như kết quả khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các bước kiểm tra sau đây để xác nhận chẩn đoán:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Nội soi bàng quang
  • Siêu âm thận và bàng quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp xạ hình
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
  • Đo niệu động học
  • Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi đi tiểu

Điều trị đau niệu đạo

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau niệu đạo. Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng thì sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Người bệnh nên uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để nhanh khỏi bệnh.

Ngoài kháng sinh, các loại thuốc khác cũng được dùng để điều trị đau niệu đạo gồm có:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống co thắt để giảm co thắt cơ bàng quang
  • Thuốc chẹn alpha để làm giãn cơ trơn trong đường tiết niệu

Nếu nguyên nhân là do tiếp xúc với chất gây kích ứng thì chỉ cần tránh xa chất đó là tình trạng đau niệu đạo sẽ tự hết.

Trong trường hợp hẹp niệu đạo, người bệnh có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ mô sẹo hoặc mở rộng niệu đạo.

Một khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, tình trạng đau niệu đạo sẽ chấm dứt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân và triệu chứng protein niệu
Nguyên nhân và triệu chứng protein niệu

Protein niệu có thể xảy ra do các tình trạng tạm thời như mất nước nhưng cũng có thể là do tổn thương thận nghiêm trọng.

Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị
Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị

Tắc nghẽn đường tiết niệu là tình trạng nước tiểu không thể chảy qua niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo một cách bình thường. Thay vì chảy từ thận đến bàng quang, nước tiểu chảy ngược trở lại thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan trong đường tiết niệu. Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực bị nhiễm trùng trong đường tiết niệu.

Cystin niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cystin niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mặc dù cystin niệu là một bệnh lý mạn tính, có nghĩa là kéo dài suốt đời nhưng các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 18 – 25,. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng xuất hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh hoặc thanh thiếu niên.

Tăng oxalat niệu nguyên phát: Nguyên nhân và cách điều trị
Tăng oxalat niệu nguyên phát: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng oxalat niệu nguyên phát là một bệnh di truyền hiếm gặp, có thể gây sỏi thận và sỏi bàng quang tái phát do có quá nhiều oxalat trong nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây