1

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản là gì?

Thận lọc máu và tạo ra nước tiểu. Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ chảy vào bàng quang qua hai niệu quản. Niệu quản có các van một chiều để ngăn nước tiểu chảy ngược.

Khi các van này không hoạt động bình thường, nước tiểu sẽ chảy từ bàng quang ngược lên niệu quản. Tình trạng này được gọi là trào ngược bàng quang - niệu quản.

Trào ngược bàng quang - niệu quản thường là một dị tật bẩm sinh, có nghĩa là xảy ra ngay từ khi sinh ra nhưng trong nhiều trường hợp, phải đến khi người bệnh trưởng thành mới phát hiện ra tình trạng này. Ước tính có khoảng 1 đến 3% trẻ em bị trào ngược bàng quang - niệu quản. Tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích ngăn nước tiểu chảy ngược vào niệu quản. Có hai loại phẫu thuật chính để điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản là cắm lại niệu quản vào bàng quang và tiêm nội soi.

Cắm lại niệu quản vào bàng quang

Phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang nhằm sửa chữa sự kết nối giữa bàng quang và niệu quản. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ sửa lại vạt mô hoặc cắt rời hẳn niệu quản rồi gắn vào một vị trí mới trên bàng quang.

Phương pháp thứ hai có thể được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiếp cận vào bên trong bàng quang để khắc phục tình trạng trào ngược. Do đó, loại phẫu thuật này được gọi là cắm lại niệu quản trong bàng quang.

Ngoài ra còn một lựa chọn nữa là cắm lại niệu quản ngoài bàng quang, trong đó không cần tiếp cận vào bàng quang. Loại phẫu thuật này ít xâm lấn hơn so với cắm lại niệu quản trong bàng quang.

Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp vào năm 2022 cho thấy cắm lại niệu quản ngoài bàng quang và trong bàng quang đều có hiệu quả như nhau trong việc điều trị tình trạng trào ngược bàng quang - niệu quản nhưng mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng.

Bác sĩ sẽ giúp người bệnh lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Tiêm nội soi

Tiêm nội soi, hay còn được gọi là phẫu thuật nội soi, là phương pháp tiêm một chất độn vào vị trí niệu quản nối với bàng quang. Điều này tạo ra một chỗ phình ra trong bàng quang, có vai trò như một chiếc van thay thế ngăn nước tiểu chảy ngược.

Thủ thuật tiêm nội soi cần gây mê toàn thân nhưng hầu hết người bệnh đều có thể về nhà ngay trong ngày.

Ưu và nhược điểm của các loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Nhìn chung, phẫu thuật là một giải pháp hiệu quả để điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản. Tuy nhiên, mỗi loại phẫu thuật đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Một nghiên cứu vào năm 2021 đã chỉ ra những ưu và nhược điểm của thủ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang và tiêm nội soi như sau.

Cắm lại niệu quản vào bàng quang

Ưu điểm

  • Có tỷ lệ thành công cao hơn.
  • Có thể thực hiện với sự hỗ trợ của robot, bằng phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở truyền thống.
  • Bắt đầu được sử dụng sớm hơn (từ khoảng 40 năm trước), điều này có nghĩa là thủ thuật này được hiểu rõ hơn.
  • Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thấp hơn.

Nhược điểm

  • Là một thủ thuật xâm lấn, người bệnh có thể cần nằm viện nhiều ngày ở sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật bằng robot có chi phí cao hơn và không phải cơ sở y tế nào cũng có công nghệ này.
  • Cắm lại niệu quản trong bàng quang gây đau sau phẫu thuật nhiều hơn và thời gian nằm viện dài hơn.
  • Cắm lại niệu quản ngoài bàng quang có nguy cơ bí tiểu sau phẫu thuật cao hơn và cần phải sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài hơn.
  • Có thể mất đến 6 tuần người bệnh mới có thể sinh hoạt trở lại bình thường.

Tiêm nội soi

Ưu điểm

  • Người bệnh thường có thể về nhà ngay trong ngày.
  • Có thể sinh hoạt trở lại bình thường sau khoảng vài ngày.
  • Ít xâm lấn hơn.
  • Có hiệu quả với cả các trường hợp khó điều trị.

Nhược điểm

  • Có tỷ lệ thành công thấp hơn.
  • Tỷ lệ thành công phụ thuộc nhiều vào tuổi tác của người bệnh, mức độ trào ngược bàng quang - niệu quản, kỹ thuật tiêm được sử dụng,...
  • Có thể gây viêm do phản ứng của cơ thể với chất độn.
  • Đây là một phương pháp điều trị mới nên chưa có nhiều dữ liệu về mức độ hiệu quả cũng như tính an toàn về lâu dài.
  • Chi phí tương đương phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang.

Hiệu quả của phẫu thuật trong điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Tỷ lệ thành công của phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang, bất kể là trong hay ngoài bàng quang, đều trên 90%, kể cả trong những trường hợp trào ngược bàng quang - niệu quản nghiêm trọng.

Tỷ lệ thành công của phương pháp tiêm nội soi là từ 71 - 83%, tùy thuộc vào kỹ thuật được sử dụng.

Hồi phục sau phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Người bệnh sẽ phải nằm viện một thời gian sau khi phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang. Trong thời gian này, người bệnh cần sử dụng ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài, giúp bàng quang không phải hoạt động nhiều. Nhân viên y tế sẽ theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh. Người bệnh có thể xuất viện về nhà khi vẫn còn đang mang ống thông tiểu hoặc ống dẫn lưu gần vết mổ. Ống thông sẽ được rút ra khi người bệnh có thể tự đi tiểu bình thường.

Tránh hoạt động gắng sức trong ít nhất 3 tuần sau phẫu thuật.

Nếu điều trị bằng phương pháp tiêm nội soi, người bệnh thường có thể về nhà ngay trong ngày, không cần ống thông tiểu và có thể sinh hoạt bình thường chỉ sau vài ngày, thậm chí ngay vào ngày hôm sau.

Các phương pháp điều trị khác

Sử dụng kháng sinh lâu dài là phương pháp điều trị thay thế phẫu thuật phổ biến nhất cho tình trạng trào ngược bàng quang - niệu quản.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này hiện vẫn đang gây tranh cãi. Việc dùng thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh và việc điều trị không hiệu quả.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có hiệu quả hạn chế trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở người bị trào ngược bàng quang - niệu quản. Nếu sử dụng một mình, phương pháp này không hiệu quả bằng phẫu thuật.

Tóm tắt bài viết

Phẫu thuật là một giải pháp để điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản. Có hai loại phẫu thuật chính thường được sử dụng là cắm lại niệu quản vào bàng quang và tiêm nội soi. Trong ca phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang, van giữa bàng quang và niệu quản được sửa lại hoặc dịch chuyển niệu quản đến một vị trí mới trên bàng quang. Tiêm nội soi có nghĩa là tiêm một chất độn vào bàng quang để tạo ra một “van” thay thế ngăn nước tiểu chảy ngược.

Cả hai loại phẫu thuật này đều có tỷ lệ thành công cao. Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược bàng quang - niệu quản, nguy cơ để lại sẹo và đã thử các phương pháp điều trị khác hay chưa.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Các Loại Phẫu Thuật Điều Trị Ung Thư Thận
Các Loại Phẫu Thuật Điều Trị Ung Thư Thận

Các loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm những gì? Có hai loại phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư thận là cắt thận triệt để và cắt thận bán phần. Loại phẫu thuật cần thực hiện để điều trị ung thư thận sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư và vị trí chính xác của khối u.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây