1

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là gì?

Treo cổ bàng quang là một thủ thuật để điều trị chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực.

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi áp lực trong ổ bụng tăng lên, chẳng hạn như khi ho, hắt hơi, chạy nhảy hoặc nâng vật nặng. Tình trạng này xảy ra khi cơ sàn chậu bị suy yếu hoặc dây chằng bị lỏng lẻo.

Mức độ rò rỉ nước tiểu ở mỗi người là khác nhau, một số người chỉ bị rỉ ra một ít nước tiểu mỗi khi ho hoặc vận động mạnh nhưng một số lại bị rò rỉ lượng lớn nước tiểu.

Tiểu không kiểm soát khi tăng áp lực khác với hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) nhưng một người có thể mắc cả hai tình trạng này. Bàng quang tăng hoạt xảy ra khi các cơ bàng quang co bóp không kiểm soát, khiến cho người bệnh đột ngột buồn tiểu dữ dội ngay cả khi bàng quang chưa đầy và có thể bị són tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu rò rỉ từ bàng quang.

Nếu như có cả các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ khi tăng áp lực thì có thể bạn đã bị chứng tiểu không tự chủ hỗn hợp.

Nói chung, có thể kiểm soát cả bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ khi tăng áp lực bằng liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, người bệnh có thể phải phẫu thuật treo cổ bàng quang để hỗ trợ bàng quang và làm giảm các triệu chứng.

Treo cổ bàng quang được thực hiện như thế nào?

Trong ca phẫu thuật treo cổ bàng quang, bác sĩ sẽ rạch một đường trên thành bụng của người bệnh để tiếp cận đến bàng quang, sau đó đưa cổ bàng quang trở lại vị trí bình thường. Thủ thuật này giúp khắc phục tình trạng sa niệu đạo và bàng quang, nhờ đó giúp giảm hoặc chấm dứt rò rỉ nước tiểu.

Bác sĩ sẽ dùng chỉ phẫu thuật khâu cổ bàng quang vào các cấu trúc lân cận để giữ cố định cổ bàng quang ở vị trí mới.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đặt một đoạn dây ở bên dưới đoạn giữa niệu đạo để nâng đỡ niệu đạo và bàng quang (đặt võng nâng niệu đạo). Có thể sử dụng mô lấy từ bụng hoặc đùi của chính người bệnh để tạo dây nâng đỡ hoặc dùng dây làm từ vật liệu nhân tạo.

Treo cổ bàng quang có chữa khỏi được tiểu không tự chủ không?

Thủ thuật treo cổ bàng quang thường có tỷ lệ thành công cao và hiệu quả có thể kéo dài vài năm. Tuy nhiên, tình trạng rò rỉ nước tiểu có thể quay trở lại theo thời gian.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy thủ thuật treo cổ bàng quang có tỷ lệ chữa khỏi tổng thể lên tới 88%.

Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi giảm dần xuống còn khoảng 70% sau 10 năm. Tỷ lệ chữa khỏi duy trì ở mức ổn định là 65 đến 70% sau 20 năm theo dõi.

Theo một nghiên cứu vào năm 2021, đặt võng nâng niệu đạo có hiệu quả tương tự hoặc thậm chí cao hơn một chút so với phương pháp cố định cổ bàng quang bằng chỉ phẫu thuật. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng hiệu quả về lâu dài của thủ thuật này.

Khi nào cần treo cổ bàng quang?

Thủ thuật treo cổ bàng quang dành cho những người mắc chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực mức độ từ vừa đến nặng, đã thử các phương pháp điều trị không xâm lấn như vật lý trị liệu sàn chậu hay liệu pháp hành vi mà không hiệu quả.

Triệu chứng chính của chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là rò rỉ nước tiểu trong các hoạt động gây áp lực lên bàng quang như:

  • Cười
  • Chạy nhảy
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Tập thể dục
  • Nâng vật nặng
  • Quan hệ tình dục

Rò rỉ nước tiểu có thể là do sự suy yếu cơ vòng ở cổ bàng quang – các cơ có chức năng kiểm soát sự giải phóng nước tiểu.

Tình trạng rò rỉ nước tiểu cũng có thể là do sự thay đổi vị trí niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể).

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi vì các cơ trở nên suy yếu do quá trình lão hóa tự nhiên. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do tổn thương dây thần kinh ở bàng quang hoặc hệ thần kinh do các bệnh lý như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Đột quỵ

Phụ nữ có nguy cơ bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực cao hơn so với nam giới. Điều này là do sự khác biệt về cấu trúc đường tiết niệu cũng như cơ quan sinh dục.

Phụ nữ mang thai rất dễ bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ do thai nhi trong tử cung chèn ép lên bàng quang. Tình trạng này cũng có thể xảy ra sau khi sinh do cơ sàn chậu bị suy yếu trong quá trình mang thai và sinh nở.

Ở nam giới, một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt để điều trị ung thư.

Thời gian hồi phục

Thủ thuật treo cổ bàng quang thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một vài đường nhỏ trên bụng của người bệnh, sau đó đưa ống nội soi cùng dụng cụ phẫu thuật vào qua đường rạch.

Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn so với phương pháp mổ mở. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật treo cổ bàng quang bằng chỉ và đặt võng nâng niệu đạo bằng phương pháp nội soi thường nhanh hơn nhiều so với mổ mở.

Người bệnh thậm chí có thể xuất viện ngay trong ngày và nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh phải ở lại bệnh viện để theo dõi.

Mặt khác, nếu treo cổ bàng quang bằng phương pháp mổ mở truyền thống thì người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện trong vài ngày sau ca phẫu thuật.

Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau ở bụng dưới sau thủ thuật và có thể phải dùng thuốc giảm đau trong 1 đến 2 tuần. Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn trong vòng khoảng 6 tuần.

Giống như các loại phẫu thuật khác, treo cổ bàng quang cũng đi kèm với một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Chảy máu
  • Cục máu đông
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương hoặc kích thích xung quanh âm đạo, bàng quang hoặc niệu đạo
  • Sa âm đạo
  • Tiểu khó sau phẫu thuật
  • Lỗ rò (lỗ thông bất thường giữa bàng quang và da hoặc cơ quan khác, thường là âm đạo)

Tóm tắt bài viết

Nếu bị tiểu không tự chủ và các triệu chứng cản trở cuộc sống hàng ngày thì bạn nên đi khám. Có nhiều cách để điều trị vấn đề này. Trước tiên, bạn có thể thử thay đổi lối sống, bài tập củng cố cơ sàn chậu (bài tập Kegel) hay rèn luyện bàng quang. Nếu những biện pháp này không hiệu quả thì có thể sẽ phải điều trị bằng các phương pháp xâm lấn như treo cổ bàng quang để hỗ trợ bàng quang.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thủ thuật
Tin liên quan
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt
Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.

Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây