1

Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng xảy ra khi cơ bàng quang co thắt bất thường, gây buồn tiểu đột ngột, tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ. Mặc dù không có cách nào có thể chữa khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng điều đó không có nghĩa là những người bị hội chứng này phóa chấp nhận sống chung với các triệu chứng khó chịu, phiền toái. Có rất nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, trong đó có những cách đơn giản như dùng thuốc không kê đơn và thảo dược.
Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt

Miếng dán oxybutynin

Oxybutynin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Thuốc này có dạng miếng dán ngoài da với hàm lượng hoạt chất trong mỗi miếng là 3,9 mg. Hoạt chất trong miếng dán sẽ thẩm thấu qua da và làm giãn cơ trơn ở thành bàng quang, nhờ đó giúp giảm sự co thắt bàng quang.

Mặc dù có thể dùng miếng dán oxybutynin không kê đơn nhưng phụ nữ vẫn nên đi khám khi có triệu chứng bàng quang tăng hoạt và hỏi bác sĩ về việc dùng miếng dán oxybutynin. Có nhiều bệnh lý cũng có triệu chứng tương tự bàng quang tăng hoạt, ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu hay bệnh về thận. Điều quan trọng là phải chẩn đoán đúng bệnh trước khi bắt đầu điều trị.

Cách sử dụng miếng dán oxybutynin

Đặt miếng dán oxybutynin lên vùng da sạch, khô, không có vết thương hở. Có thể dán ở bụng, hông hoặc mông. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm bôi da nào khác ở khu vực đó. Không nên dán ở vùng cạp quần để tránh làm bong miếng dán.

Để nguyên miếng dán trên da trong 3 - 4 ngày. Sau đó thay miếng dán mới và dán ở một vị trí khác để tránh kích ứng da. Tốt nhất nên dán miếng dán mới vào hai ngày cố định hàng tuần.

Cơ chế tác dụng của miếng dán oxybutynin

Oxybutynin là một loại thuốc kháng cholinergic. Các loại thuốc trong nhóm này ngăn cản acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát sự co bóp cơ trơn bàng quang. Khi đến bàng quang, oxybutynin hoạt động trên các tế bào thụ thể acetylcholine trong cơ trơn. Điều này làm giảm sự co thắt cơ trơn bàng quang, nhờ đó giúp làm giảm tần suất buồn tiểu, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Tác dụng phụ của miếng dán oxybutynin

Tác dụng phụ của miếng dán oxybutynin thường ít nghiêm trọng hơn so với oxybutynin đường uống. Tác dụng phụ phổ biến nhất của miếng dán oxybutynin là khô miệng và mắt. Để khắc phục các tác dụng phụ này, người bệnh có thể sử dụng nước mắt nhân tạo và ăn kẹo không đường. Oxybutynin còn có thể gây táo bón và điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ giàu chất xơ để tránh bị táo bón.

Miếng dán oxybutynin có thể gây buồn ngủ và uống rượu bia sẽ làm tăng tác dụng phụ này. Không nên lái xe, vận hành máy móc nặng và các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo khác cho đến khi hiểu rõ về tác dụng phụ này của thuốc.

Thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt

Nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của một số loại thảo dược đối với hội chứng bàng quang tăng hoạt nhưng các nghiên cứu này có quy mô nhỏ và hầu hết mới chỉ được thực hiện trên động vật. Cần có thêm nghiên cứu quy mô lớn trên người để xác nhận lợi ích của các loại thảo dược trong điều trị bàng quang tăng hoạt.

Dưới đây là một số loại thảo dược được cho là có tác dụng làm giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Chiết xuất trà xanh

Không có đủ dữ liệu nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị triệu chứng bàng quang tăng hoạt của chiết xuất trà xanh. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên những con chuột bị tổn thương bàng quang do cắt bỏ buồng trứng, các nhà nghiên cứu cho chuột uống catechin từ trà xanh (một chất chống oxy hóa trong nhóm flavonoid). Kết quả cho thấy những con chuột uống catechin ít bị co thắt bàng quang không tự chủ hơn so với những con chuột không uống catechin.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên người đánh giá tác dụng của chất catechin trong trà xanh đối với bàng quang. Và những sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh có thể chứa caffeine. Caffeine gây kích thích bàng quang và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Bài thuốc kết hợp

Gosha-jinki-gan là một bài thuốc kết hợp 10 loại thảo dược. Trong một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên 44 phụ nữ mắc chứng bàng quang tăng hoạt tại Nhật Bản, những người dùng 7,5 g gosha-jinki-gan mỗi ngày trong 8 tuần đã giảm tần suất đi tiểu và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cần có thêm các nghiên cứu quy mô lớn hơn để xác nhận lợi ích này của gosha-jinki-gan.

Một bài thuốc nữa cũng được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt là hachi-mi-jio-gan. Một số loại thảo dược trong bài thuốc này cũng có trong gosha-jinki-gan. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Nhật Bản, hachi-mi-jio-gan có thể ức chế các cơn co thắt bàng quang do chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine gây ra. Tuy nhiên, hiện chưa có thử nghiệm nào về bài thuốc này trên người.

Cây vấn vương và râu ngô

Cây vấn vương (cleaver, tên khoa học là Galium aparine L.) là một loài cây thân thảo, phân nhiều nhánh, có thể mọc bò và leo cao đến 3 – 5m. Loài cây này có ở nhiều nơi trên thế giới và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh, trong đó có bàng quang tăng hoạt. Bạn có thể sử dụng cây vấn vương ở dạng phơi khô, trà hoặc thực phẩm chức năng.

Một loại thảo dược khác cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt là râu ngô. Râu ngô là những sợi mảnh, bóng mọc bên dưới lớp vỏ của bắp ngô. Bạn có thể mua râu ngô khô về đun với nước hoặc sử dụng các sản phẩm trà râu ngô dạng túi lọc, dạng hòa tan. Ngoài công dụng điều trị các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, râu ngô còn được cho là có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như nhiều vấn đề về tiết niệu khác.

Buchu

Buchu là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ vùng núi của Nam Phi. Từ lâu buchu đã được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, từ sốt, ho cho đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Buchu không chứa caffeine nên người bị bàng quang tăng hoạt có thể thay cà phê hoặc trà bằng trà buchu. Điều này vừa giúp ngăn ngừa kích thích bàng quang và vừa giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Cỏ đuôi ngựa và nam việt quất

Cỏ đuôi ngựa (horsetail, tên khoa học là Equisetum arvense) là một loại thảo dược được sử dụng từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Cỏ đuôi ngựa có tác dụng lợi tiểu nhẹ, có nghĩa là làm tăng sự sản xuất nước tiểu. Mục tiêu của điều trị bàng quang tăng hoạt là kiểm soát các cơn co thắt bàng quang không tự chủ. Sự gia tăng lượng nước tiểu sẽ làm tăng triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của cỏ đuôi ngựa đối với hội chứng bàng quang tăng hoạt. Do đó, cỏ đuôi ngựa không phải một loại thảo dược có ích cho người bị bàng quang tăng hoạt.

Điều này cũng đúng với quả nam việt quất. Nam việt quất có vị rất chua và có tính axit cao nên sẽ kích thích bàng quang và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Mặc dù quả nam việt quất có thể ngăn vi khuẩn bám vào thành bàng quang, nhờ đó ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng vi khuẩn không phải nguyên nhân gây co thắt cơ bàng quang không tự chủ. Điều này có nghĩa là quả nam việt quất không có tác dụng đối với hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Resiniferatoxin (RTX)

Resiniferatoxin (RTX) là một hóa chất tự nhiên có trong nhựa của cây đại kích (tên khoa học Euphorbia resinifera) - một loài cây giống xương rồng có nguồn gốc ở Ma-rốc. Resiniferatoxin tác động đến các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau đến não bộ. Về lý thuyết, tác dụng giảm đau có thể có lợi cho bàng quang nhưng chưa có nghiên cứu nào ở người bị bàng quang tăng hoạt xác nhận lợi ích này.

Thậm chí, một nghiên cứu trên động vật còn cho thấy tác động tiêu cực của resiniferatoxin: những con chuột được tiêm resiniferatoxin vào bàng quang bị đau và đi tiểu nhiều hơn. Điều này có nghĩa là resiniferatoxin có thể làm tăng các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: kê đơn
Tin liên quan
Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Co nhiều loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thuốc kháng cholinergic và thuốc làm giãn cơ bàng quang.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt
Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây