1

Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không? Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một tình trạng mạn tính gây ra cảm giác buồn tiểu liên tục.

Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân, gồm có:

  • Bệnh lý về thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson
  • Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng chậu, bụng hoặc phẫu thuật
  • Ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt

Dù nguyên nhân là gì, bàng quang tăng hoạt cũng khiến bàng qunag khó giữ được nước tiểu. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, thậm chí tiểu gấp và có thể bị rò rỉ nước tiểu trước khi vào nhà vệ sinh (tiểu không tự chủ).

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật.

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).

Đọc tiếp để tìm hiểu về lợi ích của cannabidiol trong việc kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt và những điều cần biết khi thử cannabidiol.

Lợi ích của cannabidiol đối với chứng bàng quang tăng hoạt

Để hiểu những lợi ích của cannabidiol đối với chứng bàng quang tăng hoạt hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, trước tiên cần hiểu qua một chút hệ thống endocannabinoid.

Hệ thống endocannabinoid là một hệ thống tín hiệu tế bào đóng vai trò chính trong việc điều hòa một số chức năng và quy trình trong não cũng như cơ thể.

Hiểu một cách đơn giản, cơ thể con người tạo ra các phân tử gọi là endocannabinoid kích thích các thụ thể endocannabinoid. Endocannabinoid có cấu trúc tương tự như cannabidiol và tetrahydrocannabinol (THC). Cả cannabidiol và tetrahydrocannabinol đều có trong cây cần sa.

Sự tương đồng về cấu trúc này có nghĩa là cannabidiol cũng có thể kích thích các thụ thể endocannabinoid, bao gồm cả những thụ thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang.

Do đó, khi sử dụng cannabidiol, cannabinoid trong sản phẩm sẽ liên kết và kích hoạt các thụ thể endocannabinoid. Điều này tạo ra một số thay đổi giúp kiểm soát tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Cannabidiol giúp giảm co thắt bàng quang

Cannabidiol có thể giúp làm giảm các cơn co thắt cơ trơn bàng quang. Cơ này có vai trò quan trọng đối với chức năng của đường tiết niệu. Cụ thể như sau:

  1. Nước tiểu được tạo ra ở thận và chảy qua niệu quản vào bàng quang.
  2. Cơ trơn bàng quang (nối với cơ vòng niệu đạo) giãn ra để bàng quang có thể chứa nước tiểu.
  3. Khi bàng quang đầy khoảng một nửa, các dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu đến não và não sẽ phát tín hiệu cho biết đã đến lúc cần đi tiểu.
  4. Tín hiệu này kích hoạt sự co thắt cơ trơn bàng quang, giúp đẩy nước tiểu qua cơ vòng niệu đạo.
  5. Cơ trơn bàng quang co lại và cơ vòng niệu đạo giãn ra để nước tiểu chảy ra ngoài.

Khi buồn tiểu, đa số mọi người đều có thể nhịn tiểu cho đến khi vào nhà vệ sinh.

Nhưng ở những người bị bàng quang tăng hoạt, sự truyền tín hiệu giữa não và bàng quang diễn ra bất thường, khiến các cơ bàng quang co bóp một cách không tự chủ. Điều này gây ra cảm giác buồn tiểu đột ngột, không thể nhịn được. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi bàng quang không đầy.

Cannabidiol tác động lên các thụ thể cannabinoid trong cơ trơn bàng quang, giúp làm giãn cơ để ngăn cơ hoạt động quá mức và co thắt không tự chủ.

Cannabidiol giúp điều chỉnh sự truyền tín hiệu giữa não và bàng quang

Cannabidiol còn có thể tác động đến sự truyền tín hiệu giữa não và bàng quang.

Nếu cơ trơn bàng quang co thắt thất thường là do sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu thì cannabinoid có thể giúp giảm tần suất phát tín hiệu nhầm khiến cơ bàng quang hoạt động quá mức.

Cannabidiol giúp giảm viêm

Cannabidiol có thể giúp điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể và giảm viêm thần kinh. Những đặc tính này cũng giúp giảm sự hoạt động quá mức của bàng quang.

Viêm dây thần kinh là một tình trạng xảy ra ở bệnh đa xơ cứng và bệnh Parkinson. Những bệnh lý này làm tăng nguy cơ bàng quang tăng hoạt.

Kết quả nghiên cứu

Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng nhưng các nghiên cứu hiện tại về tác động của cannabinoid đến bàng quang đã cho thấy một số lợi ích của cannabidiol trong việc kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Một nghiên cứu vào năm 2006 đã đánh giá tác dụng của cannabinoid đối với chứng tiểu không tự chủ ở 630 người mắc bệnh đa xơ cứng. Các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành ba nhóm. Một nhóm sử dụng chiết xuất cần sa, một nhóm sử dụng tetrahydrocannabinol (một chất có trong cần sa) và nhóm còn lại dùng giả dược (thuốc không chứa hoạt chất).

Vào cuối nghiên cứu, cả ba nhóm đều giảm tần suất tiểu không tự chủ nhưng nhóm sử dụng chiết xuất cần sa và nhóm sử dụng tetrahydrocannabinol có mức giảm rõ rệt nhất: lần lượt là 38% và 22% trong khi nhóm dùng giả dược chỉ giảm 18%. (1)

Trong một tổng quan tài liệu vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp ba nghiên cứu với tổng số 426 người tham gia mắc bệnh đa xơ cứng gặp vấn đề về kiểm soát bàng quang. Những người tham gia nghiên cứu được cho dùng tetrahydrocannabinol/cannabidiol dạng viên nang hoặc dạng thuốc xịt. (2)

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cannabinoid là một cách hiệu quả giúp giảm triệu chứng tiểu không tự chủ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết cần có thêm các thử nghiệm lớn hơn và chất lượng cao để kiểm chứng những phát hiện đầy hứa hẹn này.

Cách sử dụng cannabidiol

Mặc dù cần sa đã được nghiên cứu một thời gian nhưng các sản phẩm cannabidiol vẫn còn khá mới. Do chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu nên hiện chưa có hướng dẫn về liều dùng cannabidiol.

Liều dùng phụ thuộc một phần vào loại sản phẩm cannabidiol. Cân nặng và thành phần hóa học cơ thể cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến liều dùng cannabidiol.

Khi mua và sử dụng sản phẩm cannabidiol, hãy kiểm tra hàm lượng tetrahydrocannabinol, đặc biệt là khi bạn chỉ muốn dùng cannabidiol. Tetrahydrocannabinol gây cảm giác “phê”.

Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm cannabidiol nào để xem có an toàn hay không và xác định liều dùng thích hợp.

Lưu ý khi sử dụng cannabidiol

Dưới đây là điều cần lưu ý khi sử dụng cannabidiol:

  • Bắt đầu từ liều thấp: Mới đầu nên sử dụng cannabidiol liều thấp nhất và sau đó mới tăng dần liều lên. Nếu không thấy hiệu quả khi dùng liều thấp thì cũng đừng nôn nóng tăng liều ngay, bất kỳ chất nào cũng cần phải dùng một thời gian mới phát huy tác dụng. Nên dùng liều thấp khoảng một tuần, nếu thấy các triệu chứng không cải thiện thì mới tăng liều.
  • Sử dụng trước khi đi ngủ: Buồn ngủ là tác dụng phụ phổ biến nhất của cannabidiol. Do đó, nên sử dụng cannabidiol trước khi đi ngủ hoặc khi có thời gian nghỉ ngơi để tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt khác

Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt gây khó chịu và làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù bàng quang tăng hoạt xảy ra phổ biến ở người cao tuổi và có thể là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa là phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu. Có thể kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bằng cách:

  • Thay đổi thói quen sống, ví dụ như ngừng uống nước vài tiếng trước khi đi ngủ
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống (tránh những thứ gây kích thích bàng quang như rượu bia, caffeine, đồ chua, cay)
  • Rèn luyện bàng quang (tăng dần khoảng cách giữa các lần đi tiểu, cố gắng đạt mục tiêu vài tiếng mới phải đi tiểu một lần)
  • Dùng thuốc
  • Tiêm botox
  • Bài tập cơ sàn chậu (bài tập kegel)
  • Liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback)
  • Kích thích thần kinh
  • Phẫu thuật
  • Châm cứu

Khi nhận thấy các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt hoặc khi cảm thấy các phương pháp điều trị hiện tại không hiệu quả, hãy đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.

Tóm tắt bài viết

Các chuyên gia hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những lợi ích của cannabidiol đối với hội chứng bàng quang tăng hoạt. Các bằng chứng đến nay đều rất hứa hẹn. Rất có thể cannabidiol sẽ là một giải pháp hiệu quả để kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt.

Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử dùng cannabidiol để hiểu rõ về tính an toàn cũng như liều dùng phù hợp. Khi sử dụng cannabidiol, hãy bắt đầu từ liều thấp và sử dụng trước khi đi ngủ. Còn rất nhiều phương pháp khác để điều trị bàng quang tăng hoạt như dùng thuốc, điều chỉnh thói quen sống, bài tập cơ sàn chậu, rèn luyện bàng quang, tiêm Botox, kích thích thần kinh và phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tác dụng
Tin liên quan
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt
Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.

Bàng quang tăng hoạt có xảy ra khi còn trẻ không?
Bàng quang tăng hoạt có xảy ra khi còn trẻ không?

Bàng quang tăng hoạt gây buồn tiểu đột ngột và có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Tình trạng này phổ biến nhất ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi nhưng đôi khi xảy ra ở cả những người trẻ tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây