1

Cấy dịch niệu đạo phát hiện những vấn đề nào ở nam giới?

Niệu đạo của nam giới là ống dẫn nước tiểu và tinh dịch qua dương vật ra bên ngoài cơ thể. Dịch niệu đạo là chất lỏng không phải nước tiểu và tinh dịch chảy ra từ lỗ niệu đạo. Dịch niệu đạo có thể có nhiều màu sắc khác nhau và xuất hiện do kích ứng hoặc nhiễm trùng niệu đạo. Cấy dịch niệu đạo được thực hiện để chẩn đoán nhiễm trùng ở niệu đạo hoặc hệ sinh dục, đặc biệt là ở nam giới trưởng thành và bé trai. Xét nghiệm này còn được gọi là cấy dịch tiết sinh dục.
Cấy dịch niệu đạo phát hiện những vấn đề nào ở nam giới? Cấy dịch niệu đạo phát hiện những vấn đề nào ở nam giới?

Mục đích của cấy dịch niệu đạo

Thông thường, bác sĩ đề nghị xét nghiệm cấy dịch niệu đạo nếu người bệnh có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, gồm có:

  • Đau khi đi tiểu
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Tiết dịch bất thường từ niệu đạo
  • Đỏ hoặc sưng quanh niệu đạo
  • Sưng tinh hoàn

Xét nghiệm cấy dịch niệu đạo giúp phát hiện vi khuẩn hoặc nấm trong niệu đạo. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), chẳng hạn như bệnh lậu và chlamydia.

Bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến, xảy ra ở lớp niêm mạc của các cơ quan trong đường sinh dục, gồm có:

  • Cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở phụ nữ
  • Niệu đạo ở phụ nữ và nam giới

Bệnh lậu chủ yếu xảy ra ở đường sinh dục nhưng cũng có thể xảy ra ở cổ họng hoặc hậu môn.

Chlamydia

Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra. Chlamydia có thể gây viêm niệu đạo và viêm trực tràng (nhiễm trùng trực tràng) ở cả nam giới và nữ giới.

Một số triệu chứng của bệnh lậu và chlamydia ở nam giới gồm có:

  • Đau khi đi tiểu
  • Dịch giống như mủ chảy ra từ đầu dương vật
  • Sưng đau tinh hoàn

Viêm trực tràng do bệnh lậu hoặc chlamydia ở nam giới và phụ nữ thường kèm theo đau trực tràng và có mủ hoặc chảy máu từ trực tràng.

Nhiễm trùng đường sinh dục ở phụ nữ mắc bệnh lậu hoặc chlamydia thường có triệu chứng là dịch tiết âm đạo bất thường, đau bụng dưới hoặc đau âm đạo và đau khi quan hệ tình dục.

Rủi ro của cấy dịch niệu đạo

Xét nghiệm cấy dịch niệu đạo là một xét nghiệm đơn giản và an toàn nhưng đôi khi vẫn có thể phát sinh một số vấn đề không mong muốn như:

  • Ngất xỉu do kích thích dây thần kinh phế vị
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu

Chuẩn bị và quy trình thực hiện

Người bệnh nên ngừng đi tiểu ít nhất 1 giờ trước khi làm xét nghiệm vì đi tiểu có thể rửa trôi vi khuẩn khỏi niệu đạo.

Trước tiên, nhân viên y tế sẽ làm sạch đầu dương vật của người bệnh bằng bông vô trùng, sau đó đưa một cây tăm bông vào niệu đạo và xoay nhẹ tăm bông để lấy một mẫu dịch. Quá trình này diễn ra nhanh chóng nhưng có thể gây khó chịu hoặc hơi đau.

Mẫu dịch niệu đạo sau đó sẽ được mang đến phòng xét nghiệm và tiến hành nuôi cấy. Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ theo dõi mẫu dịch để xem có vi khuẩn hay vi sinh vật khác hay không. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau vài ngày.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm âm tính hay bình thường có nghĩa là không phát hiện vi khuẩn gây bệnh trong mẫu dịch và người bệnh không bị nhiễm trùng.

Kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là có vi khuẩn trong mẫu dịch niệu đạo được nuôi cấy. Điều này chỉ ra nhiễm trùng ở đường sinh dục. Bệnh lậu và chlamydia là những bệnh nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất.

Phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục

Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị nhiễm trùng trong đường sinh dục mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Theo khuyến nghị hiện tại, những đối tượng sau nên làm xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia:

  • Phụ nữ có quan hệ tình dục dưới 25 tuổi
  • Nam giới quan hệ tình dục đồng giới
  • Quan hệ tình dục với nhiều người

Ngay cả khi không có triệu chứng, những bệnh nhiễm trùng này vẫn có thể lây truyền sang người khác.

Nên sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua tình dục.

Khi biết mình mắc STI, người bệnh cần cho bạn tình biết để làm xét nghiệm kiểm tra.

Tóm tắt bài viết

Cấy dịch niệu đạo là một cách đơn giản và chính xác để phát hiện các bệnh nhiễm trùng xảy ra trong đường tiết niệu và sinh dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị

Mặc dù nguy cơ thấp hơn phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là một bệnh nhiễm trùng phức tạp. Các triệu chứng thường gặp gồm có tiểu gấp, tiểu nhiều lần và nóng rát khi đi tiểu.

Ghép thận được thực hiện khi nào? Có những rủi ro gì?
Ghép thận được thực hiện khi nào? Có những rủi ro gì?

Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối thường phải điều trị bằng phương pháp lọc máu. Một giải pháp nữa để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là ghép thận. Trong ca phẫu thuật ghép thận, một hoặc cả hai quả thận của người bệnh được thay thế bằng thận của người hiến tặng (còn sống hoặc chết não).

Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không?
Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư thận không? Trên thực tế, những bất thường trong kết quả xét nghiệm máu định kỳ có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thận đang có vấn đề. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán ung thư thận dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu chỉ cung cấp thông tin về mức độ hoạt động của thận.

Tăng oxalat niệu nguyên phát: Nguyên nhân và cách điều trị
Tăng oxalat niệu nguyên phát: Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng oxalat niệu nguyên phát là một bệnh di truyền hiếm gặp, có thể gây sỏi thận và sỏi bàng quang tái phát do có quá nhiều oxalat trong nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây