1

Hoại tử ống thận cấp tính điều trị bằng cách nào?

Bên trong thận có những cấu trúc có dạng ống nhỏ giúp lọc muối, nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Những cấu trúc nhỏ này được gọi là ống thận. Hoại tử ống thận cấp tính là tình trạng các ống này bị tổn thương hoặc phá hủy. Hoại tử ống thận cấp là một dạng tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp).
Hoại tử ống thận cấp tính điều trị bằng cách nào? Hoại tử ống thận cấp tính điều trị bằng cách nào?

Triệu chứng của hoại tử ống thận cấp

Các triệu chứng của hoại tử ống thận cấp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương ống thận. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Buồn ngủ, uể oải, không có sức lực
  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu rất ít hoặc không đi tiểu
  • Giữ nước, gây phù nề
  • Lú lẫn, thiếu tỉnh táo
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

Nguyên nhân gây hoại tử ống thận cấp tính

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hoại tử ống thận cấp là thiếu oxy đến các tế bào thận. Nếu máu không thể đến thận do tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máu, thận sẽ bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Tình trạng giảm lưu lượng máu này có thể do tụt huyết áp hoặc một số loại thuốc.

Các chất có hại trong máu cũng có thể làm hỏng ống thận. Độc tố có thể làm thay đổi hoạt động của các tế bào ống thận.

Một số hóa chất và thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê và thuốc cản quang có thể khiến cơ thể phản ứng tiêu cực và dẫn đến hoại tử ống thận cấp tính.

Ai có nguy cơ bị hoại tử ống thận cấp tính?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hoại tử ống thận cấp tính, chẳng hạn như:

  • Mới bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương ảnh hưởng đến thận. Chấn thương có thể gây hình thành cục máu đông hoặc các dạng tắc nghẽn khác trong các mạch máu đến thận.
  • Phản ứng truyền máu: Cơ thể có thể từ chối tiếp nhận hoặc phá hủy các tế bào máu trong máu được truyền. Điều này khiến thận không được cung cấp đủ máu và dẫn đến các vấn đề như hoại tử ống thận cấp tính.
  • Sốc nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn huyết có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng và cản trở sự lưu thông máu đến thận. Điều này rất nguy hiểm ở những người vốn đã bị huyết áp thấp.
  • Trải qua đại phẫu: Các ca phẫu thuật phức tạp có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến thận.

Chẩn đoán hoại tử ống thận cấp

Nếu người bệnh có các dấu hiệu hoại tử ống thận cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm các tế bào bất thường trong nước tiểu, kiểm tra màu sắc của nước tiểu và các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác
  • Xét nghiệm nitơ ure và creatinin máu. Hai chỉ số này tăng cao là dấu hiệu cho thấy chức năng thận suy giảm.
  • Sinh thiết để kiểm tra mô thận
  • Xét nghiệm natri máu
  • Chụp CT bên trong thận

Điều trị hoại tử ống thận cấp

Người bệnh sẽ cần dùng thuốc để làm giảm nước thừa và chất thải tích tụ trong thận, ngoài ra cần giảm lượng natri và kali trong chế độ ăn uống để thận không phải làm việc quá nhiều.

Giảm lượng nước uống để tránh bị giữ nước. Uống quá nhiều nước có thể gây phù nề ở tay và chân.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phải lọc máu. Phương pháp này giúp loại bỏ nước dư thừa và chất thải khỏi máu thay cho thận.

Tiên lượng

Ở những người có sức khỏe tốt, tổn thương thận cấp tính có thể hồi phục và chức năng thận trở lại bình thường.

Tiên lượng thường rất tốt nếu tình trạng hoại tử ống thận cấp được điều trị sớm và người bệnh không có bất kỳ bệnh lý nền nào.

Nếu hoại tử ống thận cấp là do một bệnh lý khác gây ra thì khả năng phục hồi sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Phòng ngừa hoại tử ống thận cấp

Để phòng ngừa hoại tử ống thận cấp, hãy điều trị các bệnh lý làm giảm lưu lượng oxy và máu đến thận như tiểu đường, bệnh tim và bệnh gan. Uống nhiều nước sau khi sử dụng thuốc cản quang. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc có thể gây tổn thương thận và xét nghiệm kiểm tra chức năng thận định kỳ trong quá trình sử dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở và phình to do nước tiểu bị ứ lại trong thận thay vì chảy xuống bàng quang. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một quả thận nhưng cũng có thể xảy ra ở cả hai quả thận.

Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào?
Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào?

Một nguyên nhân hiếm gặp gây suy giảm chức năng thận là bệnh thận do oxalat. Bệnh thận do oxalat xảy ra do nhiều nguyên nhân, gồm có chế độ ăn có quá nhiều oxalat, viêm tụy mạn tính, vấn đề về tiêu hóa và phẫu thuật nối tắt dạ dày.

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Giãn đài bể thận là một tình trạng xảy ra với đài thận. Đài thận là các cấu trúc có hình dạng như chiếc phễu và là nơi mà nước tiểu bắt đầu được gom lại. Mỗi quả thận có từ 6 đến 10 đài thận. Chúng nằm ở rìa ngoài của thận.

Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Bất sản thận điều trị bằng cách nào?
Bất sản thận điều trị bằng cách nào?

Bất sản thận (renal agenesis) là tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu một hoặc cả hai quả thận. Có hai loại bất sản thận là bất sản thận một bên (thiếu một quả thận) là bất sản thận hai bên (thiếu cả hai quả thận).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây