1

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở và phình to do nước tiểu bị ứ lại trong thận thay vì chảy xuống bàng quang. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một quả thận nhưng cũng có thể xảy ra ở cả hai quả thận.
Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào? Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Thận ứ nước không phải là bệnh nguyên phát mà là một tình trạng thứ phát do một số bệnh lý khác. Thận ứ nước là kết quả do tắc nghẽn trong đường tiết niệu. Thận ứ nước có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng của thận ứ nước

Thông thường, nước tiểu chảy qua đường tiết niệu với áp lực rất thấp nhưng áp lực có thể tăng lên nếu đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Điều này khiến cho nước tiểu tích tụ lại trong thận và làm cho thận giãn nở và sưng lên.

Khi bị tích tụ lượng nước tiểu lớn, thận sẽ đè lên các cơ quan lân cận. Nếu để lâu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây suy giảm chức năng thận vĩnh viễn.

Các triệu chứng nhẹ của thận ứ nước gồm có đi tiểu nhiều lần. Các triệu chứng nghiêm trọng mà người bệnh có thể gặp phải gồm có:

  • Đau ở bụng hoặc hạ sườn
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau khi đi tiểu
  • Cảm giác tiểu không hết khi đi tiểu
  • Sốt

Gián đoạn dòng chảy nước tiểu và tích tụ nước tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đó là lý do tại sao nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thận ứ nước. Một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu gồm có:

  • Nước tiểu đục
  • Đau khi đi tiểu
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Dòng tiểu yếu, ngắt quãng
  • Đau lưng dưới hoặc vùng chậu
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Nên đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy các dấu hiệu của thận ứ nước. Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thận bể thận, nhiễm trùng thận và nhiễm trùng máu, đây là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây thận ứ nước

Thận ứ nước không phải một bệnh lý mà là một tình trạng xảy ra do các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thận cũng như hệ niệu.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thận ứ nước là tắc nghẽn đường tiết niệu cấp tính một bên. Đây là tình trạng một niệu quản đột ngột bị tắc nghẽn (niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang).

Tắc nghẽn đường tiết niệu cấp tính một bên chủ yếu xảy ra do sỏi thận nhưng nguyên nhân cũng có thể là do sẹo và cục máu đông.

Niệu quản bị tắc nghẽn khiến nước tiểu chảy ngược lên thận, ứ lại và khiến thận sưng lên. Tình trạng nước tiểu chảy ngược này được gọi là trào ngược bàng quang - niệu quản.

Các nguyên nhân khác cũng có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu và dẫn đến thận ứ nước gồm có:

  • Nút thắt ở khúc nối bể thận - niệu quản, điều này khiến nước tiểu không thể chảy từ bể thận vào niệu quản
  • Phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính) hoặc viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, những tình trạng này khiến tuyến tiền liệt to lên, chèn ép lên niệu quản và gây tắc nghẽn
  • Mang thai ở những tháng cuối
  • Khối u trong hoặc gần niệu quản
  • Hẹp niệu quản do tổn thương hoặc dị tật bẩm sinh

Chẩn đoán thận ứ nước

Phát hiện sớm thận ứ nước là điều rất quan trọng. Thận có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu tình trạng ứ nước không được điều trị trong thời gian dài.

Trước tiên, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể và sau đó kiểm tra các triệu chứng về tiết niệu mà người bệnh mắc phải. Bác sĩ sẽ sờ nắn nhẹ lên vùng bụng của người bệnh để xem thận có bị to lên hay không.

Bác sĩ có thể sẽ sử dụng ống thông để rút một ít nước tiểu từ bàng quang.

Nếu như không thể lấy được nhiều nước tiểu thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bàng quang hoặc niệu đạo đang bị tắc nghẽn. Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thận hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để đánh giá kỹ hơn mức độ sưng thận và xác định vị trí bị tắc nghẽn.

Cả siêu âm và chụp CT đều cung cấp hình ảnh bên trong cơ thể nhưng siêu âm thận là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thận ứ nước. Siêu âm thận cho phép bác sĩ kiểm tra thận kỹ hơn.

Điều trị thận ứ nước

Để điều trị thận ứ nước thì trước hết cần phải giải quyết nguyên nhân gây cản trở dòng nước tiểu. Phương án điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Nếu nguyên nhân là do tắc nghẽn niệu quản thì các giải pháp điều trị gồm có:

  • Đặt stent niệu quản: đặt một ống rỗng nhỏ vào niệu quản để giúp nước tiểu chảy từ thận xuống bàng quang dễ dàng hơn
  • Dẫn lưu bể thận qua da: đặt ống thông để dẫn nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua da
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng

Đôi khi cần phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng tắc nghẽn trong niệu quản. Nếu mô sẹo hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn thì thường sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn đoạn niệu quả bị tắc nghẽn và sau đó nối lại niệu quản để nước tiểu chảy qua bình thường.

Nếu nguyên nhân gây thận ứ nước là do sỏi thận thì cũng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Phẫu thuật loại bỏ sỏi thận được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ tạo các đường rạch nhỏ trên da của người bệnh, sau đó đưa các dụng cụ nhỏ vào để tán nhỏ sỏi và hút ra ngoài. Phẫu thuật nội soi giúp làm giảm đáng kể thời gian phục hồi và đau đớn so với phương pháp mổ mở truyền thống.

Người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng thận.

Tiên lượng

Nếu người bệnh được điều trị sớm thì tiên lượng đa phần là rất tốt. Thận sẽ hoạt động bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết. Trong những trường hợp cần điều trị thận ứ nước bằng phẫu thuật, tỷ lệ thành công và phục hồi hoàn toàn là 95%.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguy hiểm
Tin liên quan
Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?
Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?

Ung thư thận ở tuổi thiếu niên có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ nêu ra những loại ung thư thận mà thiếu niên có thể mắc phải, nguyên nhân, chứng và tiên lượng bệnh.

Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Hóa Trị Có Hiệu Quả Không?
Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Hóa Trị Có Hiệu Quả Không?

Ung thư thận là bệnh ung thư bắt đầu ở tế bào thận. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ giới.

Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Liệu Pháp Miễn Dịch Có Hiệu Quả Không?
Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Liệu Pháp Miễn Dịch Có Hiệu Quả Không?

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị ung thư, trong đó sử dụng các loại thuốc có tác dụng tăng cường khả năng chống lại các tế bào bất thường của hệ miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch đã được sử dụng cho nhiều bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư thận.

U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?
U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?

U nguyên bào thận là loại ung thư phổ biến thứ tư ở trẻ em và là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em.

Bệnh thận IgA (bệnh Berger) là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh thận IgA (bệnh Berger) là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thận IgA, hay còn được gọi là bệnh Berger, là một bệnh thận mạn tính xảy ra khi immunoglobulin A (IgA) lắng đọng trong thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây