1

Bệnh lao thận là gì? Có nguy hiểm không?

Khi bệnh lao xảy ra ở thận, các triệu chứng thường khác với bệnh lao xảy ra ở phổi. Các triệu chứng của lao thận thường giống với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều trị kịp thời là điều rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh lao thận là gì? Có nguy hiểm không? Bệnh lao thận là gì? Có nguy hiểm không?

Lao thận (renal tuberculosis) là một dạng lao tương đối hiếm gặp xảy ra ở thận. Cả lao phổi và lao thận đều là do cùng một loại vi khuẩn gây ra.

Lao là một bệnh truyền nhiễm, phổ biến nhất ở Châu Phi và Nam Á. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ trong năm 2021 có khoảng 10,6 triệu ca mắc mới bệnh lao trên toàn cầu. Nhưng bệnh lao thận tương đối hiếm gặp.

Khoảng 5 – 45% số ca bệnh lao mới là lao ngoài phổi, nghĩa là bệnh lao xảy ra ở các cơ quan khác không phải phổi. Lao thận thuộc nhóm lao hệ tiết niệu – sinh dục. Lao hệ tiết niệu – sinh dục chiếm 30 – 40% số ca lao ngoài phổi.

Lao thận là dạng lao hệ tiết niệu – sinh dục phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây lao thận

Bệnh lao thận thường là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn khác thuộc chi Mycobacterium, ví dụ như Mycobacterium bovis cũng có thể gây lao thận.

Lao thận thường xảy ra do vi khuẩn di chuyển theo máu từ các mô bị nhiễm bệnh trong phổi đến thận. Vi khuẩn lao thường không hoạt động trong thận nhưng chúng có thể được tái kích hoạt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người nhiễm HIV.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây bệnh lao thận gồm có vi khuẩn lan đến thận qua hệ bạch huyết và vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

Các loại lao hệ tiết niệu - sinh dục khác

Các loại lao hệ tiết niệu - sinh dục khác gồm có:

  • Lao bàng quang
  • Lao niệu quản và niệu đạo
  • Lao tuyến tiền liệt, dương vật, bìu, tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh
  • Lao buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung và âm hộ

Triệu chứng của bệnh lao thận

Không phải ai bị lao thận cũng có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường là:

  • Máu trong nước tiểu
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng hạ sườn
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đau khi đi tiểu

Lao thận không phải bệnh lý duy nhất gây ra những triệu chứng này. Nhiều bệnh lý đường tiết niệu khác cũng có những triệu chứng tương tự.

Tốt nhất nên đi khám khi thấy những biểu hiện bất thường để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Trì hoãn điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Lao thận có lây không?

Bệnh lao thận không lây nhưng nếu bị cả lao phổi thì vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hay khạc nhổ và lây bệnh sang người khác.

Điều quan trọng là phải đi khám ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh lao.

Chẩn đoán bệnh lao thận

Để chẩn đoán bệnh lao thận, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, ví dụ như tiền sử mắc bệnh lao hoặc nhiễm HIV.

Sau đó người bệnh sẽ phải làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh:

  • Tổng phân tích nước tiểu để xem có vi khuẩn và máu trong nước tiểu hay không
  • xét nghiệm cấy nước tiểu để xác định loại vi khuẩn trong nước tiểu
  • Xét nghiệm tiêm dưới da xác định lao hoặc xét nghiệm máu (xét nghiệm giải phóng interferon-gamma) để xác định xem người bệnh có bị lao hay không
  • Các xét nghiệm máu khác, chẳng hạn như công thức máu toàn bộ và xét nghiệm chức năng thận
  • Chẩn đoán hình ảnh để xác định bất thường ở thận
  • Sinh thiết thận, đây là cách duy nhất để xác nhận chẩn đoán bệnh lao thận

Điều trị lao thận

Phương pháp điều trị lao thận thường giống với điều trị lao phổi.

Người mắc bệnh lao cần dùng nhiều kết hợp nhiều loại kháng sinh trong 6 – 9 tháng. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có:

  • isoniazid
  • rifampin
  • pyrazinamid
  • ethambutol

Thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh lao có thể gây ra tác dụng phụ, gồm có tổn thương gan. Hãy báo cho bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng mới trong quá trình điều trị, ví dụ như:

  • Vàng da hoặc mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân nhạt màu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Mệt mỏi
  • Sốt

Đây là những dấu hiệu của vấn đề về gan.

Biến chứng của bệnh lao thận

Nếu không được điều trị, bệnh lao thận sẽ gây tổn thương và suy giảm chức năng thận. Những người bị lao thận nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật cắt bỏ quả thận bị hỏng.

Nhưng đa phần chỉ cần dùng đúng loại kháng sinh là sẽ có thể ngăn ngừa các biến chứng. Điều quan trọng là phải dùng thuốc đủ liều theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đầy đủ.

Tiên lượng của người bị lao thận

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tiên lượng của những người mắc bệnh lao thận thường rất tốt. Thuốc kháng sinh sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, giải quyết tình trạng viêm và ngăn ngừa các biến chứng.

Tóm tắt bài viết

Lao thận là bệnh lao xảy ra ở thận. Nếu không được điều trị, lao thận có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy thận. Nhưng chỉ cần điều trị kịp thời và đúng cách bằng kháng sinh thì tiên lượng thường rất tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguy hiểm
Tin liên quan
Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?
Ung Thư Thận Ở Tuổi Thiếu Niên Có Nguy Hiểm Không?

Ung thư thận ở tuổi thiếu niên có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ nêu ra những loại ung thư thận mà thiếu niên có thể mắc phải, nguyên nhân, chứng và tiên lượng bệnh.

U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?
U Nguyên Bào Thận (U Wilms) Có Nguy Hiểm Không?

U nguyên bào thận là loại ung thư phổ biến thứ tư ở trẻ em và là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em.

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở và phình to do nước tiểu bị ứ lại trong thận thay vì chảy xuống bàng quang. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một quả thận nhưng cũng có thể xảy ra ở cả hai quả thận.

Nang tủy thận là gì? Có nguy hiểm không?
Nang tủy thận là gì? Có nguy hiểm không?

Nang tủy thận (medullary cystic kidney disease) là một bệnh lý hiếm gặp trong đó chính giữa thận có các túi nhỏ chứa dịch (nang). Tình trạng này còn đi kèm sẹo hình thành trong các ống thận. Nước tiểu chảy từ các ống thận qua đường tiết niệu. Sẹo khiến cho các ống này bị tắc nghẽn và nước tiểu không thể chảy qua.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây