1

Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Hóa Trị Có Hiệu Quả Không?

Ung thư thận là bệnh ung thư bắt đầu ở tế bào thận. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ giới.
Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Hóa Trị Có Hiệu Quả Không? Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Hóa Trị Có Hiệu Quả Không?

Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị được sử dụng cho nhiều loại ung thư nhưng hóa trị thường không mấy hiệu quả đối với ung thư biểu mô tế bào thận, loại ung thư thận phổ biến nhất. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có thể điều trị ung thư thận bằng hóa trị.

Vậy khi nào có thể điều trị ung thư thận bằng hóa trị? Quá trình điều trị diễn ra như thế nào? Và có tiềm ẩn rủi ro nào hay không?

Cơ chế điều trị ung thư của hóa trị

Một trong những đặc điểm chính của tế bào ung thư là chúng phát triển và phân chia nhanh chóng. Hóa trị sử dụng các loại thuốc nhắm đến các tế bào đang phát triển và phân chia nhanh chóng. Các loại thuốc này giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Khoảng 90% số ca ung thư thận là ung thư biểu mô tế bào thận (renal cell carcinoma).

Không giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư biểu mô tế bào thận không đáp ứng tốt với thuốc hóa trị. Ngoài ra, một số loại thuốc hóa trị gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận và bàng quang.

Do đó, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp khác để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận, gồm có phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích.

Khi nào có thể điều trị ung thư thận bằng hóa trị?

dieu tri ung thu than hoa tri
Khi nào có thể điều trị ung thư thận bằng hóa trị

Mặc dù hóa trị thường không được chỉ định để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận nhưng phương pháp này có hiệu quả đối với một số loại ung thư thận khác ít phổ biến hơn, chẳng hạn như:

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp: loại ung thư này bắt đầu trong các tế bào niêm mạc bể thận (khu vực chứa nước tiểu trong thận). Các tế bào ung thư này có đặc điểm giống với tế bào ung thư bàng quang.

Ung thư biểu mô ống góp: đây là một ung thư bắt đầu trong các ống góp, các ống có chức năng thu thập nước tiểu từ thận và đưa đến niệu quản. Ung thư biểu mô ống góp chỉ chiếm khoảng 3% số ca ung thư thận.

Ung thư biểu mô thể tủy: chủ yếu xảy ra ở những người có đặc điểm tế bào hình lưỡi liềm. Đây là một loại ung thư thận rất hiếm gặp, chỉ chiếm chưa đầy 0,5% số ca ung thư thận nhưng lại là một trong những loại ung thư thận nguy hiểm nhất.

U nguyên bào thận (u Wilms): là loại ung thư thận xảy ra chủ yếu ở trẻ em.

U ác tính dạng cơ vân: là một loại ung thư hiếm gặp được tạo thành từ nhiều tế bào lớn. Thận là một trong những cơ quan phổ biến hình thành u ác tính dạng cơ vân. Loại ung thư này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh từ 11 đến 18 tháng tuổi.

Đôi khi, bác sĩ vẫn chỉ định hóa trị để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận. Đó thường là những ca bệnh ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển xa và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp miễn dịch hay liệu pháp nhắm trúng đích.

Các loại thuốc hóa trị điều trị ung thư thận

Loại thuốc hóa trị cần sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại ung thư thận. Một số loại thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư thận gồm có:

  • 5-flurouracil
  • cisplatin
  • doxorubicin
  • gemcitabine
  • methotrexat
  • paclitaxel
  • vinblastine
  • vincristine

Bác sĩ có thể chỉ định đa hóa trị liệu, có nghĩa là kết hợp nhiều loại thuốc. Mỗi loại thuốc hóa trị có cơ chế tác dụng khác nhau nên việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc sẽ giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn.

Ví dụ, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp và các loại ung thư thận khác có thể được điều trị bằng cách kết hợp các loại thuốc:

  • methotrexat
  • vinblastine
  • doxorubicin
  • cisplatin

Ngoài ra, hóa trị có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác, ví dụ như phẫu thuật. Hóa trị có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật.

Hóa trị trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u, giúp cho việc cắt bỏ được dễ dàng hơn. Phương pháp này được gọi là hóa trị tân bổ trợ. Mục đích của hóa trị sau khi phẫu thuật là tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Phương pháp này được gọi là hóa trị liệu bổ trợ.

Tác dụng phụ của hóa trị điều trị ung thư thận

tac dungphu cua hoa tri
Tác dụng phụ khi điều trị ung thư thận bằng hóa trị

Thuốc hóa trị không chỉ tác động đến tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến cả các tế bào khỏe mạnh đang phát triển và phân chia nhanh chóng trong cơ thể, gồm có tế bào nang tóc, tế bào ở khoang miệng và đường tiêu hóa, tế bào tủy xương.

Do đó, phương pháp hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Rụng tóc
  • Lở miệng
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Thiếu máu
  • Giảm miễn dịch, thường xuyên nhiễm trùng
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu

Nói chung, hầu hết các tác dụng phụ này sẽ hết sau khi kết thúc đợt điều trị.

Tuy nhiên, hóa trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ lâu dài. Một số loại thuốc gây ra các tác dụng phụ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời, ví dụ như:

  • Giảm khả năng sinh sản
  • Giảm thính lực
  • Loãng xương
  • Tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến đau hoặc cảm giác tê và châm chích
  • Tổn thương thận, tim hoặc phổi
  • Giảm khả năng tập trung và trí nhớ (rối loạn chức năng não do hóa trị)
  • Gây ra một bệnh ung thư khác

Tác dụng phụ mà mỗi người gặp phải là khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Loại thuốc hóa trị
  • Liều dùng
  • Thời gian điều trị

Nếu cần điều trị ung thư thận bằng hóa trị, bác sĩ sẽ cho người bệnh biết về những tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn có thể xảy ra và cách khắc phục.

Quá trình hóa trị điều trị ung thư thận

qua trinh hoa tri
Quá trình hóa trị ung thư thận

Thuốc hóa trị có dạng viên nén hoặc viên nang dùng qua đường uống và dạng dung dịch truyền qua đường tĩnh mạch.

Nếu truyền thuốc hóa trị qua đường tĩnh mạch, người bệnh sẽ phải đặt một ống thông hay buồng truyền hóa chất tạm thời dưới da. Điều này giúp tiếp cận dễ dàng hơn vào tĩnh mạch lớn trong cơ thể.

Quá trình điều trị bằng hóa trị diễn ra theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ thường kéo dài một vài tuần và gồm có một giai đoạn điều trị tích cực, sau đó là một khoảng thời gian nghỉ. Khoảng thời gian nghỉ cho phép các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể phục hồi.

Người bệnh có thể điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Nội trú có nghĩa là người bệnh sẽ phải ở lại bệnh viện còn ngoại trú có nghĩa là người bệnh có thể về nhà sau mỗi lần điều trị.

Tiên lượng

Tiên lượng của người mắc bệnh ung thư thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có:

  • Loại ung thư thận
  • Giai đoạn ung thư tại thời điểm chẩn đoán
  • Mức độ đáp ứng điều trị
  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), tỷ lệ sống 5 năm của người mắc bệnh ung thư thận là 75,6% (75,6% người bị ung thư thận sống được thêm 5 năm trở lên sau chẩn đoán). Tuy nhiên, tỷ lệ sống 5 năm thay đổi theo mức độ lan rộng của ung thư: (1)

  • Ung thư khu trú (chưa lan ra ngoài thận): Tỷ lệ sống 5 năm của những trường hợp ung thư giới hạn ở thận là 92,7%.
  • Ung thư di căn vùng: Nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc mô lân cận thì tỷ lệ sống 5 năm là 71%.
  • Ung thư di căn xa: Khi ung thư đã lan đến các mô ở xa hơn thì tỷ lệ sống 5 năm là 13,9%.

Một số loại ung thư thận có thể điều trị bằng hóa trị liệu, chẳng hạn như ung thư biểu mô ống góp và ung thư biểu mô thể tủy phát triển và lan nhanh hơn. Nhiều trường hợp mắc những loại ung thư thận này được phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển nặng và do đó có tiên lượng xấu.

Nói chung, dù là bất kỳ loại ung thư nào, càng được phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt. Bác sĩ sẽ cho biết về tiên lượng cụ thể dựa trên tình trạng của từng ca bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ung thư thận
Tin liên quan
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?

Giấm táo (apple cider vinegar) là một loại giấm được làm bằng cách lên men nước ép táo. Từ lâu giấm táo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều chứng bệnh.

Cần Làm Gì Khi Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Thận Di Căn Không Còn Hiệu Quả?
Cần Làm Gì Khi Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Thận Di Căn Không Còn Hiệu Quả?

Điều trị ung thư biểu mô tế bào thận di căn như thế nào? Có một số giải pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào thận di căn, gồm có tham gia thử nghiệm lâm sàng và trị liệu bổ sung.

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở và phình to do nước tiểu bị ứ lại trong thận thay vì chảy xuống bàng quang. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một quả thận nhưng cũng có thể xảy ra ở cả hai quả thận.

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Giãn đài bể thận là một tình trạng xảy ra với đài thận. Đài thận là các cấu trúc có hình dạng như chiếc phễu và là nơi mà nước tiểu bắt đầu được gom lại. Mỗi quả thận có từ 6 đến 10 đài thận. Chúng nằm ở rìa ngoài của thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây