1

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không? Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng vô cùng phổ biến. Ước tính gần một nửa số phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường phải điều trị bằng kháng sinh. Nếu như bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát hoặc mạn tính, người bệnh sẽ phải dùng thuốc kháng sinh thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo ngại và tìm đến những biện pháp tự nhiên để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Một trong những phương pháp như vậy là dùng chiết xuất lá cây dâu gấu (uva ursi).

Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

Dâu gấu là gì?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu.

Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận.

Những lợi ích này là nhờ hợp chất arbutin có trong lá cây dâu gấu. Sau khi vào cơ thể, arbutin sẽ được chuyển hóa thành hydroquinone, chất này sẽ đi qua thận vào đường tiết niệu.

Hydroquinone giúp giảm đau và viêm ở bàng quang cũng như các phần khác của đường tiết niệu. Hydroquinone còn ngăn vi khuẩn có hại phát triển và nhờ đó duy trì sự cân bằng vi khuẩn.

Tóm tắt: Dâu gấu (uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Chiết xuất lá cây dâu gấu được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này là do lá dâu gấu có chứa arbutin – một hợp chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.

Hiệu quả trị nhiễm trùng đường tiết niệu của cây dâu gấu

Mặc dù từ lâu cây dâu gấu đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng bàng quang nhưng chưa có nhiều nghiên cứu kiểm chứng mức độ hiệu quả của loại thảo dược này.

Kết quả nghiên cứu

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất lá dâu gấu có thể ức chế sự phát triển của Staphylococcus saprophyticus (tụ cầu hoại sinh) và E. coli, hai loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu. (1)

Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể do các chủng vi khuẩn khác gây ra và chưa rõ liệu chiết xuất lá dâu gấu có hiệu quả chống lại các chủng vi khuẩn này hay không.

Trong một thử nghiệm trên một nhóm phụ nữ có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu nhẹ, chiết xuất lá dâu gấu không có tác dụng làm giảm các triệu chứng hay tiêu diệt vi khuẩn và cũng không thay thế được thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu ngẫu nhiên được thực hiện trên 57 phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, những người uống chiết xuất lá dâu gấu cùng với rễ bồ công anh (một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu) đã giảm số lần bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn trong vòng một năm so với những người dùng giả dược. (2)

Điều này cho thấy rằng chiết xuất lá dâu gấu có thể mang lại hiệu quả cao hơn nếu được dùng ngay khi mới bị nhiễm trùng. Thêm nữa, hợp chất hydroquinone trong lá dâu gấu dường như phát huy hiệu quả cao nhất khi nước tiểu có tính kiềm (độ pH trên 7).

Thông thường, nước tiểu có độ pH từ 4,5 đến 7,5. Chế độ ăn ít protein động vật và nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp làm tăng tính kiềm của nước tiểu.

Uống natri (sodium) hoặc kali citrat (potassium citrate) cũng có thể kiềm hóa nước tiểu và tăng cường hiệu quả của chiết xuất lá dâu gấu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chiết xuất lá dâu gấu, natri hay kali citrat.

Khuyến nghị về liều dùng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chiết xuất lá dâu gấu và mỗi sản phẩm có hướng dẫn về liều dùng khác nhau. Vì vậy nên điều quan trọng là phải đọc kỹ hướng dẫn của sản phẩm và không được dùng quá liều lượng khuyến nghị.

Các hoạt chất trong lá dâu gấu dường như phát huy tác dụng tốt hơn khi kết hợp với nhau. Do đó, hãy tìm những sản phẩm có chứa chiết xuất toàn bộ lá dâu gấu với liều hàng ngày là 400 – 840 mg arbutin.

Tóm tắt: Hầu hết các bằng chứng về tác dụng của lá dâu gấu trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu đều đến từ các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm chứ không phải trên người. Do đó, chưa thể kết luận chắc chắn loại thảo dược này có thực sự hiệu quả hay không. Nếu muốn dùng thử, hãy tìm những sản phẩm chứa chiết xuất toàn bộ lá dâu gấu với liều hàng ngày là 400 – 840 mg arbutin.

Tác dụng phụ

Mặc dù hiếm gặp nhưng chứa chiết xuất lá dâu gấu có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, khó thở và ù tai.

Không được dùng chiết xuất lá dâu gấu liều cao vì chỉ cần dùng15 gram lá là đủ gây ngộ độc. Ngoài ra, không nên uống chiết xuất lá dâu gấu quá 2 tuần liên tiếp.

Một trong những mối quan tâm chính là về hydroquinone, hóa chất có nguồn gốc từ arbutin trong lá dâu gấu. Có ý kiến lo ngại rằng dùng hydroquinone trong thời gian dài có thể gây ung thư. (3)

Không nên sử dụng chiết xuất lá dâu gấu cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và người mắc bệnh đường ruột, bệnh gan hoặc thận.

Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử dùng chiết xuất lá dâu gấu, nhất là khi đang dùng thuốc vì chiết xuất lá dâu gấu có thể tương tác với một số loại thuốc.

Một điều quan trọng cần lưu ý là nếu trì hoãn điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nặng hơn và ảnh hưởng đến thận.

Tóm tắt: Chiết xuất lá dâu gấu nói chung là an toàn và đa phần không gây ra tác dụng phụ đáng kể, miễn là tuân thủ hướng dẫn về liều dùng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm chức năng nào.

Các lợi ích khác của lá dâu gấu

Chiết xuất lá dâu gấu hay arbutin - hoạt chất chính trong lá dâu gấu còn có trong nhiều loại thực phẩm chức năng khác, ví dụ như thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân hay tăng cường sưc khỏe.

Lá cây dấu gấu còn được sử dụng làm thuốc lợi tiểu để giảm tích nước và phù nề.

Hydroquinone có thể cản trở quá trình sản xuất melanin - sắc tố tạo nên màu sắc tự nhiên của làn da.

Do đó, arbutin và hydroquinone là những thành phần phổ biến trong các sản phẩm kem dưỡng trắng da. Những thành phần này giúp thúc đẩy quá trình làm sáng da và trị thâm sạm.

Theo Ủy ban Khoa học về An toàn của người tiêu dùng (SCCS), giới hạn an toàn về nồng độ arbutin trong các sản phẩm dùng ngoài da là 2%.

Tóm tắt: Chiết xuất lá dâu gấu còn được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân hoặc lợi tiểu, mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh những tác dụng này. Arbutin và hydroquinone – hai hợp chất hoạt tính trong lá dâu gấu – còn có trong các sản phẩm dưỡng trắng da vì các hợp chất này có tác dụng ức chế sự hình thành sắc tố melanin và thúc đẩy quá trình làm sáng da.

Tóm tắt bài viết

Dâu gấu (uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh có quả nhỏ màu cam đỏ. Chiết xuất từ lá của loài cây này được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặc dù các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy hai hợp chất tự nhiên trong lá dâu gấu có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhưng chưa có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả của chiết xuất lá dâu gấu trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người.

Chiết xuất lá dâu gấu có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, không nên dùng quá 2 tuần liên tiếp. Trẻ em, phụ nữ đang mang thai, cho con bú và người mắc bệnh gan, thận hoặc đường ruột không nên dùng chiết xuất lá dâu gấu.

Bạn có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng cần nhớ rằng, những phương pháp này không phải khi nào cũng có hiệu quả. Nếu sau một thời gian điều trị bằng các biện pháp tự nhiên mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc ngày càng nặng thêm thì hãy đi khám. Nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài có thể lan đến thận và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Vì lý do này nên ngày càng có nhiều người muốn tìm các biện pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và một trong những cách đó là sử dụng tinh dầu.

Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lý do là bởi dầu dừa có chứa các axit béo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây