1

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không? Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra các triệu chứng khó chịu như đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tức nặng hoặc đau ở vùng bẹn hoặc bụng dưới, đi tiểu nhiều và tiểu ra máu. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và thường khó điều trị. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, còn bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nên phải uống nhiều đợt kháng sinh để điều trị.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh liên tục hoặc trong thời gian dài có thể khiến cho vi khuẩn kháng thuốc và lúc này, việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Do đó, ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Tinh dầu có phải là một cách hiệu quả để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Kết quả nghiên cứu

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu thực sự có thể giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Ví dụ, tinh dầu sả có thể chống lại vi sinh vật kháng thuốc.

Một nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của tinh dầu sả đối với các mầm bệnh phổ biến, gồm có Staphylococcus aureus (S. aureus), Bacillus cereus (B. cereus), Bacillus subtilis (B. subtilis), Escherichia coli (E. coli) và Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae). Nghiên cứu này cho thấy rằng tinh dầu sả có khả năng tiêu diệt những mầm bệnh này một cách hiệu quả.

Một nghiên cứu khác vào năm 2016 đã tìm hiểu công dụng kháng khuẩn của tinh dầu đối với vi khuẩn kháng thuốc. Kết quả cho thấy một số loại tinh dầu có khả năng phá vỡ màng tế bào của một số chủng vi khuẩn, từ đó làm giảm số lượng vi khuẩn. (1) Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ cách sử dụng những loại tinh dầu này một cách hiệu quả nhất trong điều trị bệnh.

Cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu khá phức tạp. Để có hiệu quả tốt nhất thì nên sử dụng máy khuếch tán tinh dầu.

Còn nếu lựa chọn thoa tinh dầu trực tiếp thì phải pha loãng với dầu nền trước khi thoa lên da. Tỷ lệ pha là 1 đến 5 giọt tinh dầu và khoảng 30ml dầu nền.

Một số loại dầu nền để pha loãng tinh dầu:

  • Dầu hạnh nhân ngọt
  • Dầu dừa
  • Dầu hướng dương
  • Dầu ô liu

Để tránh bị kích ứng thì cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không thoa tinh dầu lên niêm mạc âm đạo hoặc niệu đạo. Điều này có thể gây kích ứng các bộ phận nhạy cảm của phụ nữ.
  • Không nên thoa tinh dầu trực tiếp lên da mà phải luôn pha loãng tinh dầu với dầu nền.
  • Có thể bôi hỗn hợp tinh dầu và dầu nền lên khu vực xung quanh đùi trong, vùng mu và bên ngoài môi âm hộ.
  • Có thể thử liệu pháp chườm ấm bằng tinh dầu để giảm đau ở bụng dưới. Cách thực hiện là pha một giọt tinh dầu với một giọt dầu nền, nhỏ hỗn hợp này vào một chiếc khăn ẩm và ấm, sau đó chườm lên vùng bụng dưới.
  • Nên dùng máy khuếch tán để xông tinh dầu. Tinh dầu trong không khí sẽ đi vào cơ thể qua đường hô hấp và không gây kích ứng da.

Có thể pha trộn nhiều loại tinh dầu với nhau để tăng hiệu quả điều trị. Một số loại tinh dầu có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn là tinh dầu vỏ cam, tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu vỏ chanh, tinh dầu kinh giới oregano, tinh dầu hương thảo và tinh dầu húng quế basil.

Tác dụng phụ của tinh dầu

Cũng giống như tất cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Thực hiện các bước sau đây trước khi sử dụng:

  • Pha loãng tinh dầu: Nếu bôi tinh dầu lên da, trước tiên phải pha loãng tinh dầu với dầu nền, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu dừa.
  • Thử phản ứng da: Nhiều loại tinh dầu có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da, ví dụ như tinh dầu sả. Do đó, cần bôi thử hỗn hợp tinh dầu và dầu nền lên một vùng da nhỏ ở bên trong cánh tay. Nếu như da không có phản ứng gì trong 24 giờ thì có thể sử dụng hỗn hợp cho vùng nhạy cảm.
  • Không nuốt tinh dầu: Chỉ sử dụng tinh dầu để xông hoặc bôi lên da. Tuyệt đối không được uống bất kỳ loại tinh dầu nào vì tinh dầu có thể chứa các chất độc có trong thực vật.

Các phương pháp khác để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống. Mặc dù thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng một cách hiệu quả nhưng cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn. Lạm dụng kháng sinh có thể tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này. Hơn nữa, thuốc kháng sinh không chỉ loại bỏ những vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men.

Ngoài tinh dầu, nước ép quả nam việt quất (cranberry) cũng là một phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất quả nam việt quất giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh này. (2)

Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác đánh giá tác dụng của nước ép nam việt quất trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy rằng ăn hoặc uống nước ép nam việt quất trong vòng một năm giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton, thoáng khí
  • Lau từ trước ra sau sau khi tiểu và đại tiện
  • Không được nhịn tiểu
  • Uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày
  • Hạn chế đồ uống có đường như nước ngọt
  • Làm trống bàng quang hoàn toàn mỗi khi đi tiểu
  • Uống nước ép nam việt quất hoặc dùng thực phẩm chức năng chứa chiết xuất nam việt quất nếu có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Không để xà phòng dính vào bên trong cơ quan sinh dục, xả sạch bọt xà phòng khi tắm
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày

Làm gì khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Nếu chưa từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu trước đây thì cần phải đi khám khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như nóng rát khi đi tiểu, buồn tiểu dù vừa mới đi tiểu, đau bất thường ở vùng bẹn hoặc bụng dưới và tiểu ra máu. Nếu đúng là nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu muốn thử điều trị bằng tinh dầu thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước. Hãy chọn những loại tinh dầu chất lượng cao và pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi thoa lên da. Tốt nhất nên tẩm hỗn hợp tinh dầu vào một miếng bông hay vải sạch rồi đắp lên da thay vì thoa trực tiếp để giảm nguy cơ kích ứng da.

Để tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, hãy ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm tươi, bổ dưỡng và uống đủ nước mỗi ngày. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải vi khuẩn gây nhiễm trùng nhanh hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?

Giấm táo (apple cider vinegar) là một loại giấm được làm bằng cách lên men nước ép táo. Từ lâu giấm táo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều chứng bệnh.

Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lý do là bởi dầu dừa có chứa các axit béo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây