1

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào? Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Ống thông tiểu bên trong là ống mềm, hẹp được đưa vào niệu đạo để dẫn nước tiểu từ bàng quang vào một túi chứa mà người bệnh đeo bên ngoài cơ thể. Ống thông tiểu thường được sử dụng khi người bệnh không thể tự đi tiểu sau phẫu thuật hoặc khi không thể kiểm soát chức năng bàng quang và khi cần phải theo dõi lượng nước tiểu.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu có các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu do các nguyên nhân khác, gồm có:

  • Nước tiểu đục
  • Máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi nồng
  • Rò rỉ nước tiểu xung quanh ống thông
  • Đau hoặc khó chịu ở thắt lưng hoặc bụng dưới
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu đôi khi khó phát hiện do có các triệu chứng tương tự như triệu chứng của tình trạng bệnh lý khiến người bệnh phải sử dụng ống thông. Ở người cao tuổi, những thay đổi về trạng thái tinh thần có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu.

Người bệnh cần báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng ống thông tiểu.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu

Vi khuẩn hoặc nấm có thể xâm nhập vào đường tiết niệu qua ống thông tiểu. Tại đây, chúng sẽ sinh sôi và dẫn đến nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

  • Ống thông tiểu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm trong quá trình khi đặt
  • Không đổ túi chứa nước tiểu thường xuyên
  • Vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào ống thông tiểu
  • Nước tiểu trong túi chứa chảy ngược vào bàng quang
  • Ống thông tiểu không được làm sạch thường xuyên

Cần vệ sinh ống thông tiểu hàng ngày. Khi tháo và đặt ống thông tiểu, người bệnh hoặc người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ và đặt các dụng cụ lên bề mặt sạch. Không nên sử dụng ống thông tiểu quá lâu vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu

Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu. Nếu mẫu nước tiểu có bạch cầu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Có thể sẽ phải tiến hành xét nghiệm cấy nước tiểu. Xét nghiệm này giúp phát hiện vi khuẩn hoặc nấm trong nước tiểu. Xác định chính xác loại vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.

Đôi khi, bàng quang không làm trống hoàn toàn khi đi tiểu. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi đã sử dụng ống thông tiểu. Nước tiểu còn sót lại trong bàng quang có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nước tiểu ứ lại trong bàng quang càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ càng cao. Do đó, có thể sẽ phải sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm bàng quang, để xem có còn nước tiểu trong bàng quang hay không.

Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu

Điều trị kịp thời nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là điều rất cần thiết. Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng. Ngoài ra, những người phải sử dụng ống thông tiểu có thể đã mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch. Việc phải chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu khiến cho hệ miễn dịch càng trở nên suy yếu và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong tương lai.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu có nguy cơ kháng điều trị cao hơn so với các loại nhiễm trùng đường tiết niệu khác. Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng. Do đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.

Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng là do vi khuẩn thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống nhưng nếu nhiễm trùng nặng thì sẽ phải truyền thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Nếu nhiễm trùng gây co thắt bàng quang, bác sĩ sẽ kê thuốc chống co thắt.

Người bệnh cần uống nhiều nước để tăng tốc độ đào thải vi khuẩn khỏi đường tiết niệu nhưng nên tránh các loại đồ uống sau đây:

  • Rượu bia
  • Nước ép trái cây họ cam quýt
  • Đồ uống chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, nước tăng lực

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là một trong những bệnh nhiễm trùng bệnh viện phổ biến nhất.

Trước khi cho người bệnh sử dụng ống thông tiểu, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng xem điều này có thực sự cần thiết hay không. Ống thông tiểu sẽ được rút càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng

Các cách khác để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu gồm có:

  • Vệ sinh xung quanh ống thông hàng ngày
  • Làm sạch vùng da xung quanh ống thông mỗi ngày
  • Để túi chứa nước tiểu bên dưới bàng quang
  • Đổ túi chứa nước tiểu thường xuyên trong ngày
  • Không để ống thông bị xoắn
  • Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào ống thông và túi chứa nước tiểu
  • Thay ống thông tiểu ít nhất một lần mỗi tháng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nhiễm trùng
Tin liên quan
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan trong đường tiết niệu. Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực bị nhiễm trùng trong đường tiết niệu.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây