1

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn điều trị bằng cách nào?

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn liên cầu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B không phổ biến bằng nhiễm trùng đường tiết niệu do các loại vi khuẩn khác nhưng cũng có các triệu chứng tương tự.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn là gì?

Liên cầu khuẩn (tên khoa học là Streptococcus) là một chi vi khuẩn gram dương có hình cầu, xếp thành hình chuỗi có độ dài khác nhau, không di động, không có vỏ, có khả năng phát triển tốt ở nhiệt độ trong cơ thể người (khoảng 37 độ C).

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu tương đối hiếm gặp.

Ở một số người, nhiễm trùng do liên cầu khuẩn có thể gây nguy hiểm. Có nhiều loại vi khuẩn liên cầu, chúng ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau của cơ thể và gây ra các triệu chứng khác nhau.

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn liên cầu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B không phổ biến bằng nhiễm trùng đường tiết niệu do các loại vi khuẩn khác nhưng cũng có các triệu chứng tương tự.

Phương pháp điều trị thường là kháng sinh đường uống nhưng phụ nữ mang thai sẽ cần các phương pháp điều trị tích cực hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn có phổ biến không?

Nói chung, nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn không phổ biến. Vi khuẩn liên cầu nhóm B có nguồn gốc từ đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục. Khi tồn tại ở những khu vực này, chúng đa phần không gây hại. Hiện tại vẫn chưa xác định được vi khuẩn liên cầu lây lan từ người sang người như thế nào.

Liên cầu khuẩn nhóm B là thủ phạm gây ra 2 đến 3% số trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn khỏe mạnh. (1) Những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn cao hơn:

  • Người bị suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường hoặc ung thư
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người béo phì

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 25% phụ nữ mang thai mang liên cầu khuẩn nhóm B. (2)

Phụ nữ mang thai cần đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu để tránh lây vi khuẩn sang con.

Ngoài phụ nữ mang thai, phụ nữ từ 60 tuổi trở lên cũng dễ bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn nhóm B.

Liên cầu khuẩn lây truyền qua con đường nào?

Liên cầu khuẩn sống trong đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục của con người. Chúng thường không gây hại.

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa hiểu rõ về cách mà vi khuẩn liên cầu nhóm B hay Streptococcus agalactiae lây từ người sang người và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người mẹ có thể truyền vi khuẩn này sang con trong khi sinh nở. Do đó, phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn gồm có:

  • Sốt
  • Đau hoặc nóng rát đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp
  • Đau tức ở vùng bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc sẫm màu

Liên cầu khuẩn nhóm B và liên cầu khuẩn nhóm A

Ngoài nhiễm trùng đường tiết niệu, liên cầu khuẩn nhóm B còn có thể gây ra các vấn đề khác như:

  • Nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng
  • Viêm màng não
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng xương và khớp
  • Nhiễm trùng da và mô mềm

Liên cầu khuẩn nhóm A hay Streptococcus pyogenes là một loại liên cầu khuẩn khác. Một trong những vấn đề phổ biến nhất do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra là viêm họng. Tình trạng này được gọi là viêm họng do liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, liên cầu khuẩn nhóm A còn có thể gây ra các bệnh khác, chẳng hạn như:

  • Sốt tinh hồng nhiệt (sốt scarlet)
  • Chốc lở
  • Viêm cầu thận
  • Sốt thấp khớp
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm cân mạc hoại tử (viêm mô hoại tử)

Có phải cứ có liên cầu khuẩn nhóm B là bị nhiễm trùng?

Không phải cứ mang liên cầu khuẩn nhóm B là bị nhiễm trùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 33% dân số thế giới mang liên cầu khuẩn nhóm B nhưng đa phần không có triệu chứng. (3) Thông thường, liên cầu khuẩn nhóm B tồn tại vô hại trong cơ thể mà không gây ra bất cứ vấn đề nào.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đường uống. Một trong những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là penicillin.

Thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, tùy thuộc vào các triệu chứng. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc lâu hơn nếu có biến chứng. Ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn bao lâu thì khỏi?

Giống như hầu hết các loại nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn khác, nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn thường trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi bắt đầu điều trị.

Theo nghiên cứu vào năm 2016, bệnh có thể lâu khỏi hơn nếu xảy ra các biến chứng như viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng thận. Nguy cơ xảy ra những biến chứng này tăng cao ở những người mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tự miễn hoặc bất thường về cấu trúc đường tiết niệu.

Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn

Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, gồm có:

  • Triệu chứng kéo dài dai dẳng
  • Sỏi tiết niệu
  • Viêm thận bể thận (nhiễm trùng thận nặng)
  • Viêm bàng quang
  • Tiểu không tự chủ
  • Áp xe thận
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính
  • Áp xe tuyến tiền liệt
  • Tăng huyết áp
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong thời gian mang thai có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, do đó cần được điều trị càng sớm càng tốt. Để ngăn ngừa các vấn đề này, phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

Tóm tắt bài viết

Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B có thể điều trị được và ở hầu hết mọi người, đây không phải vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xảy ra trong thời gian mang thai hoặc ở một số nhóm đối tượng khác, nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn có thể gây biến chứng nghiêm trọng và việc điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Khi có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Cách duy nhất để biết chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng là làm xét nghiệm. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan trong đường tiết niệu. Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực bị nhiễm trùng trong đường tiết niệu.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?

Giấm táo (apple cider vinegar) là một loại giấm được làm bằng cách lên men nước ép táo. Từ lâu giấm táo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều chứng bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây