Từ khóa nhiễm trùng
Nhiễm trùng thận thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu lan đến một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng thận có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc từ từ và kéo dài (mạn tính). Nhiễm trùng thận thường gây đau đớn và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng thận còn được gọi là viêm thận bể thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Trên thực tế, ước tính có từ 50 đến 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.
Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng thận khi được sử dụng kết hợp với các phương điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiễm trùng thận có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo thường được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên đôi khi, vi khuẩn không bị đào thải mà tiếp tục di chuyển lên các cơ quan ở trên và sinh sôi, phát triển. Điều này dẫn đến nhiễm trùng.
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn liên cầu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B không phổ biến bằng nhiễm trùng đường tiết niệu do các loại vi khuẩn khác nhưng cũng có các triệu chứng tương tự.
Trong thời gian mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ là điều rất quan trọng vì bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tình trạng này thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bạn cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để kiểm soát các triệu chứng.
Bạn có thể giảm đau do nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách uống thuốc kê đơn và sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như chườm ấm.
Nhiễm trùng máu có thể kích hoạt phản ứng viêm khắp cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Mặt khác, suy thận có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như nước ngọt có ga, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và nhiễm trùng đường tiết
Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như nước ngọt có ga, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng bàng quang là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều xảy ra bàng quang, vì thế nên người bệnh có các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó và đau vùng chậu phía trên xương mu.
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Vì lý do này nên ngày càng có nhiều người muốn tìm các biện pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và một trong những cách đó là sử dụng tinh dầu.
Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.
Giấm táo (apple cider vinegar) là một loại giấm được làm bằng cách lên men nước ép táo. Từ lâu giấm táo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều chứng bệnh.
D-mannose là một trong những biện pháp tự nhiên để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu nhờ tác dụng ngăn cản hoạt động của một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu xem D-mannose là gì và liệu có thực sự hiệu quả hay không.
Nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp (complicated urinary tract infection) là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Điều này có thể là do các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tuổi tác và sự khác biệt về cấu tạo đường tiết niệu.
Người cao tuổi có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với người trẻ nhưng không phải lúc nào cũng có các triệu chứng điển hình. Người cao tuổi có thể gặp phải một số triệu chứng mà người trẻ tuổi thường không có, chẳng hạn như thiếu minh mẫn và giảm linh hoạt.
Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?
Uống đủ nước, bổ sung một số chất giúp tăng cường miễn dịch và thay đổi một số thói quen là những cách để nhiễm trùng đường tiết niệu nhanh khỏi và giảm nguy cơ tái phát.