1

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Trong thời gian mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ là điều rất quan trọng vì bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo, sau đó di chuyển lên các cơ quan khác trong đường tiết niệu và nhân lên. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu nhưng phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng bàng quang.

Phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Lý do là vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn. Một lý do nữa là lỗ niệu đạo của phụ nữ nằm rất gần âm đạo và hậu môn.

Tại sao mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Lý do là bởi thai nhi trong tử cung chèn ép lên bàng quang và đường tiết niệu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ hoặc gây rò rỉ nước tiểu.

Một nguyên nhân nữa là do sự những thay đổi về thể chất khi mang thai, gồm có tăng kích thước niệu quản, tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang và giảm sức mạnh cơ bàng quang. Tất cả những điều này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, nước tiểu khi mang thai trở nên cô đặc hơn. Nước tiểu trong khoảng thời gian này còn chứa một số loại hormone và đường. Những yếu tố này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập đường tiết niệu.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu gồm có:

  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Nước tiểu có mùi bất thường
  • Đau vùng chậu hoặc thắt lưng
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Buồn tiểu liên tục nhưng chỉ tiểu được ít
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

Khoảng 2 đến 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường tái phát nhiều lần trong thai kỳ.

Những phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi mang thai. Việc từng sinh nở nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào xảy ra trong thai kỳ cũng đều rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng ở người mẹ như viêm thận bể thận. Viêm thận bể thận có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn và đe dọa tính mạng cả mẹ và bé. Nhiễm trùng còn có thể lan từ đường tiết niệu vào máu và dẫn đến nhiễm trùng máu, đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp và sinh con nhẹ cân.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ đều được điều trị bằng một đợt kháng sinh đường uống. Không nên tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc điều trị mà phải đi khám khi có các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ kê loại thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ mang thai.

Nếu nhiễm trùng lan đến thận thì sẽ phải dùng thuốc kháng sinh mạnh hơn hoặc điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ

Các cách giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ:

  • Đi tiểu thường xuyên, không nhịn tiểu
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Mặc đồ lót bằng cotton
  • Không mặc đồ lót khi đi ngủ vào ban đêm
  • Không thụt rửa âm đạo, dùng xịt khử mùi và các sản phẩm có mùi thơm khác ở vùng kín
  • Uống nhiều nước
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh ở vùng sinh dục
  • Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nhiễm trùng
Tin liên quan
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị

Mặc dù nguy cơ thấp hơn phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là một bệnh nhiễm trùng phức tạp. Các triệu chứng thường gặp gồm có tiểu gấp, tiểu nhiều lần và nóng rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu?
Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần sử dụng thuốc kháng sinh, một trong các cách đó là baking soda.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây