1

Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần sử dụng thuốc kháng sinh, một trong các cách đó là baking soda.
Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu? Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất.

Vì phổ biến như vậy nên nhiễm trùng đường tiết niệu có rất nhiều cách điều trị. Phương pháp điều trị chính là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị bằng kháng sinh không đúng cách có thể gây ra tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm. Kháng kháng sinh có nghĩa là vi khuẩn thích nghi và có khả năng né tránh hoặc chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Cuối cùng, thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả tiêu diệt loại vi khuẩn đó nữa. Điều này khiến chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.

Để giảm nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh, ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần sử dụng thuốc kháng sinh, chẳng hạn như dùng tinh dầu, thảo dược hay thực phẩm chức năng. Một trong những phương pháp như vậy là baking soda hay còn gọi là muối nở (natri bicacbonat).

Nhưng liệu rằng baking soda có thực sự giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không và cách này có an toàn không?

Cách sử dụng baking soda để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Có ý kiến cho rằng baking soda giúp trung hòa axit trong nước tiểu và điều này giúp cơ thể tự xử lý vi khuẩn. Ngoài ra, baking soda còn được cho là có công dụng thải độc thận, ngăn chặn nhiễm trùng lây lan đến thận và gây tổn thương thận.

Cách phổ biến nhất để sử dụng baking soda để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu là hòa tan 1/2 đến 1 thìa cà phê baking soda với nước và uống trước khi ăn.

Kết quả nghiên cứu

Chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy baking soda có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy baking soda có thể gây hại cho cơ thể.

Một tổng quan nghiên cứu của Hệ thống kiểm soát chất độc California (California Poison Control System) cho thấy trong số 192 trường hợp ngộ độc baking soda, 4 – 7% số trường hợp là do sử dụng baking soda để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hầu hết các trường hợp ngộ độc baking soda này đều gặp phải triệu chứng nghiêm trọng đến mức phải đến bệnh viện. Sử dụng baking soda để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến những vấn đề khác. Hơn nữa, việc tự điều trị nhiễm trùng tại nhà sẽ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây nhiễm trùng.

Rủi ro và cảnh báo

Mặc dù baking soda là một chất tự nhiên nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là khi baking soda đi vào bên trong cơ thể. Đã có một vài trường hợp bị chảy máu trong nghiêm trọng sau khi uống baking soda.

Liều dùng an toàn đối với người lớn là 1/2 thìa cà phê baking soda hòa tan với 120 – 240ml nước, không dùng nhiều hơn mức này trong vòng hai giờ. Việc sử dụng nhiều hơn có thể gây ra các vấn đề không mong muốn. Ăn hoặc uống quá nhiều baking soda có thể gây tổn thương não và chảy máu não.

Một số vấn đề nhẹ có thể xảy ra khi dùng quá nhiều baking soda gồm có:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng dùng quá nhiều baking soda cũng có thể dẫn đến một số vấ đề nghiêm trọng như:

  • Co giật
  • Hôn mê
  • Tử vong

Thậm chí đã có trường hợp bị nổ dạ dày do uống quá nhiều baking soda.

Cảnh báo, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng baking soda. Sử dụng baking soda để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

Các phương pháp khác để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Thuốc kháng sinh vẫn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu như bạn bị đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu, bác sĩ sẽ kê phenazopyridine – một loại thuốc giúp giảm đau ở vùng bàng quang. Phenazopyridine không phải thuốc kháng sinh và không thể chữa khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng có thể giúp giảm triệu chứng đau đớn và khó chịu. Lưu ý, phenazopyridine có thể khiến nước tiểu có màu cam tươi và làm ố đồ lót.

Cho dù đã điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh thì nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Có thể giảm nguy cơ bệnh tái phát bằng các cách sau đây:

  • Đi tiểu ngay trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Uống nhiều nước cơ thể có đủ nước
  • Uống nước ép nam việt quất hoặc thực phẩm chức năng chiết xuất nam việt quất. Mặc dù các nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này cho ra nhiều kết quả khác nhau nhưng đây là một biện pháp rất an toàn, không gây ra bất cứ tác hại nào.
  • Tắm vòi sen thay vì tắm bồn để không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh để tránh đưa phân từ hậu môn vào âm đạo và niệu đạo.
  • Không sử dụng sản phẩm tạo bọt bồn tắm.

Chỉ sử dụng nước để rửa bộ phận sinh dục. Các sản phẩm như xà phòng, dung dịch thụt rửa, xịt khử mùi hay bột xông có thể gây kích ứng đường sinh dục và làm mất cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

  • Nếu cần sử dụng các sản phẩm làm sạch, hãy chọn dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Xà phòng có thể ăn mòn hoặc gây kích ứng vùng da vốn rất nhạy cảm xung quanh niệu đạo, khiến cho khu vực này trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và di chuyển lên bàng quang.
  • Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu, không được nhịn.
  • Cân nhắc liệu pháp estrogen âm đạo nếu đã mãn kinh hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù baking soda là một trong những phương pháp tự nhiên được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng trên thực tế, phương pháp này gây hại nhiều hơn lợi. Nếu muốn điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng một phương pháp tự nhiên thay cho thuốc kháng sinh thì bạn có thể cân nhắc sử dụng tinh dầu. Một số loại tinh dầu cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau một thời gian điều trị thì vẫn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thực sự, nhiễm trùng
Tin liên quan
Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lý do là bởi dầu dừa có chứa các axit béo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng.

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị

Mặc dù nguy cơ thấp hơn phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là một bệnh nhiễm trùng phức tạp. Các triệu chứng thường gặp gồm có tiểu gấp, tiểu nhiều lần và nóng rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây