1

D-mannose có thực sự giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

D-mannose là một trong những biện pháp tự nhiên để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu nhờ tác dụng ngăn cản hoạt động của một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu xem D-mannose là gì và liệu có thực sự hiệu quả hay không.
D-mannose có thực sự giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không? D-mannose có thực sự giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

D-mannose là gì?

D-mannose là một loại đường có liên quan đến glucose – loại đường chính có trong máu và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Cả D-mannose và glucose đều là đường đơn, có nghĩa là chỉ gồm có một phân tử đường. Cả hai đều có tự nhiên trong cơ thể và còn có trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Một số loại trái cây và rau củ có chứa D-mannose gồm có:

  • Quả nam việt quất (cranberry)
  • Táo
  • Cam
  • Đào
  • Bông cải xanh
  • Quả đậu

D-mannose còn có trong một số loại thực phẩm chức năng, những sản phẩm này thường có dạng viên nang hoặc bột. Một số sản phẩm chỉ chứa D-mannose trong khi một số còn có thêm các thành phần khác, chẳng hạn như:

  • Chiết xuất nam việt quất
  • Chiết xuất bồ công anh
  • Chiết xuất hoa atiso đỏ (hibiscus)
  • Chiết xuất nụ tầm xuân (rose hip)
  • Men vi sinh (probiotic)

D-mannose được nhiều người sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu vì loại đường này được cho là có tác dụng ngăn sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong đường tiết niệu. Điều này có đúng hay không?

Hiệu quả của D-mannose

90% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E. coli gây ra. Khi những vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiết niệu, chúng sẽ bám vào các tế bào, sau đó nhân lên và gây nhiễm trùng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, D-mannose có thể ngăn những vi khuẩn này bám vào đường tiết niệu và nhờ đó điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sau khi ăn thực phẩm tự nhiên hoặc uống thực phẩm chức năng có chứa D-mannose, loại đường sẽ đi vào máu, sau đó được thận lọc và bài tiết vào nước tiểu rồi đi vào đường tiết niệu.

Khi ở trong đường tiết niệu, D-mannose bám vào vi khuẩn E. coli. Kết quả là vi khuẩn không còn khả năng bám vào tế bào và gây nhiễm trùng.

Chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của D-mannose ở những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng một số nghiên cứu ban đầu đã cho thấy những lợi ích nhất định của D-mannose.

Một nghiên cứu vào năm 2013 đã đánh giá tác dụng của D-mannose ở 308 phụ nữ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết quả cho thấy D-mannose có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh nitrofurantoin trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong khoảng thời gian 6 tháng. (1)

Trong một nghiên cứu vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã cho 60 phụ nữ dùng D-mannose hoặc thuốc kháng sinh kết hợp trimethoprim/sulfamethoxazole để so sánh hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. (2)

D-mannose có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở những người đang mắc bệnh và có hiệu quả cao hơn thuốc kháng sinh trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một nghiên cứu vào năm 2016 đã thử nghiệm tác dụng của D-mannose ở 43 phụ nữ đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Vào cuối nghiên cứu, hầu hết những người tham gia đều giảm các triệu chứng. (3)

Cách sử dụng D-mannose

Có rất nhiều sản phẩm D-mannose khác nhau. Việc lựa chọn tùy thuộc vào mục đích sử dụng D-mannose (để phòng ngừa hay điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu), liều lượng cần dùng và sở thích cá nhân.

D-mannose thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở những người thường xuyên mắc bệnh hoặc để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Liều dùng cho mỗi mục đích sử dụng là khác nhau.

Tuy nhiên, không có khuyến nghị cụ thể về liều dùng D-mannose. Dưới đây là liều dùng thường được sử dụng trong các nghiên cứu:

Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát: uống 2 gram một lần mỗi ngày hoặc hai lần mỗi ngày, mỗi lần 1 gram.

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần 1,5 gram trong 3 ngày, sau đó giảm xuống dùng một lần mỗi ngày trong 10 ngày hoặc uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 gram trong 14 ngày.

Thực phẩm chức năng D-mannose có dạng viên nang và dạng bột. Tác dụng của cả hai dạng là như nhau và bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích cá nhân. Nếu như cảm thấy viên nang khó nuốt hoặc không thích thành phần tá dược độn có trong viên nang thì bạn có thể chọn dạng bột.

Cần chú ý hàm lượng hoạt chất trong mỗi viên. Một số sản phẩm có dạng viên nang 500 mg. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần uống từ 2 đến 4 viên mỗi lần mới đủ liều dùng mong muốn.

Cách sử dụng thực phẩm chức năng D-mannose dạng bột là pha với nước rồi uống. Bột D-mannose thường có vị ngọt dịu.

Tác dụng phụ của D-mannose

Thực phẩm chức năng D-mannose nhìn chung là an toàn nhưng một số người gặp phải tác dụng phụ như tiêu chảy.

Những người bị tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng D-mannose. Cần thận trọng vì D-mannose là một dạng đường. Người bệnh sẽ phải theo dõi đường huyết sát sao hơn nếu như dùng D-mannose.

Tốt nhất nên đi khám khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu để được chẩn đoán đúng bệnh và kê thuốc điều trị. Không nên tự ý mua thuốc hay thực phẩm chức năng về sử dụng. Mặc dù D-mannose có thể giúp điều trị nhiễm trùng ở một số người nhưng phương pháp này hiện vẫn chưa có nhiều bằng chứng chứng minh.

Thuốc kháng sinh vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu trì hoãn điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhiễm trùng có thể sẽ lan vào thận và máu.

Kết luận

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm nhưng D-mannose đã cho thấy những lợi ích nhất định trong điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là ở những người thường xuyên mắc bệnh.

Hầu hết người dùng D-mannose đều không gặp tác dụng phụ nhưng dùng D-mannose liều cao có thể gây hại cho sức khỏe.

Khi có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, tốt nhất vẫn nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu tiến triển nặng và dẫn đến biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu?
Baking soda có thực sự điều trị được nhiễm trùng đường tiết niệu?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần sử dụng thuốc kháng sinh, một trong các cách đó là baking soda.

Dầu dừa có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Dầu dừa có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa cũng là một phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Dầu dừa chứa axit béo có đặc tính kháng khuẩn và vì thế nên dầu dừa được cho là có tác dụng chống nhiễm trùng. Nhưng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả và an toàn hay không? Cách sử dụng dầu dừa như thế nào?

Phòng Ngừa Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Do Quan Hệ Tình Dục

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu do quan hệ tình dục như thế nào? Có một số cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu như sau. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé

8 loại thảo dược và thực phẩm chức năng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số loại thảo dược và vitamin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và điều trị các trường hợp nhiễm trùng không phức tạp. Tuy nhiên, nếu như có các triệu chứng nghiêm trọng thì vẫn cần đến các phương pháp điều trị y tế như thuốc kháng sinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây