1

Dầu dừa có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa cũng là một phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Dầu dừa chứa axit béo có đặc tính kháng khuẩn và vì thế nên dầu dừa được cho là có tác dụng chống nhiễm trùng. Nhưng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả và an toàn hay không? Cách sử dụng dầu dừa như thế nào?
Dầu dừa có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không? Dầu dừa có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như đi tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu và đau vùng chậu. Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là dùng thuốc kháng sinh. Một số thay đổi về lối sống cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như uống nhiều nước để đào thải vi khuẩn, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng và hạn chế rượu bia, caffeine để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều lần.

Dầu dừa cũng là một phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Dầu dừa chứa axit béo có đặc tính kháng khuẩn và vì thế nên dầu dừa được cho là có tác dụng chống nhiễm trùng.

Nhưng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả và an toàn hay không? Cách sử dụng dầu dừa như thế nào?

Dầu dừa có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Không có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào về việc sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thông tin về đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa, cụ thể là dầu dừa nguyên chất (virgin coconut oil).

Dầu dừa chứa một loại axit béo chuỗi dài có tên là axit lauric. Loại chất béo này có đặc tính kháng khuẩn chống nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh rằng dầu dừa có thể giúp chống tiêu chuẩn do vi khuẩn Clostridium difficile kháng kháng sinh. Mặc dù dầu dừa nguyên chất không ức chế được hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn phát triển chậm lại khi tiếp xúc với dầu dừa 0,15 đến 1,2% đã được đông khô. (1)

Tuy nhiên, đây không phải là dầu dừa thông dụng vẫn thường được dùng trong chế biến thực phẩm hay làm đẹp. Dầu dừa được sử dụng trong nghiên cứu là loại đã được phân hủy để tạo ra nhiều axit béo hơn cho cơ thể. Dạng dầu dừa này không được bán rộng rãi.

Còn có bằng chứng cho thấy rằng dầu dừa có thể giúp chống nhiễm trùng nấm men và các bệnh nhiễm nấm khác.

Một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ Nigeria vào năm 2009 cho thấy dầu dừa có tác dụng chống lại nấm Candida, đặc biệt là nấm Candida kháng thuốc – loại nấm gây nhiễm trùng nấm men. Kể từ đó, báo cáo nghiên cứu này đã được trích dẫn trong các nghiên cứu tập trung vào lợi ích của dầu dừa đối với trẻ sinh non cũng như công dụng chống lại một số loại liên cầu khuẩn và các lợi ích khác đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, tác dụng chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu của dầu dừa hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi dầu dừa chính thức được coi là một phương pháp điều trị cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, tốt nhất bạn nên đi khám trước khi thử bất kỳ biện pháp điều trị thay thế nào. Nếu không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể tái phát nhiều lần hoặc dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.

Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu trước đây và tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nhẹ hoặc nếu bạn muốn phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể thử dầu dừa. Có nhiều cách sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, từ bôi trực tiếp cho đến uống dầu dừa nguyên chất. Bạn cũng có thể uống nước dừa nhưng hàm lượng axit béo trong nước dừa không cao bằng dầu dừa.

Bôi dầu dừa

Có thể bôi dầu dừa trực tiếp lên da để điều trị nhiều vấn đề về da như da khô, bệnh vảy nến hay nhiễm trùng da. Trong trường hợp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể thoa dầu dừa lên cơ quan sinh dục ngoài.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra bên trong bàng quang và việc bôi dầu dừa bên ngoài sẽ không điều trị được nhiễm trùng. Tuy nhiên, bôi dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng bên ngoài, chẳng hạn như nóng rát.

Những người bị dị ứng với dừa không nên thử phương pháp này. Nếu như bạn không biết mình có bị dị ứng dầu dừa hay không thì cần phải test thử trước khi sử dụng.

Cách kiểm tra phản ứng dị ứng như sau:

  • Thoa một lượng nhỏ dầu dừa lên vùng da bên trong cánh tay.
  • Dán một miếng băng lên vùng vừa bôi dầu dừa và để nguyên trong 24 giờ.

Nếu da không có thay đổi nào bất thường thì có thể yên tâm bôi dầu dừa ở những vị trí khác trên cơ thể.

Còn nếu da bị mẩn đỏ, nóng rát, ngứa hay châm chích thì không được sử dụng dầu dừa. Đi khám nếu như các triệu chứng vẫn tiếp diễn sau khi đã rửa sạch dầu dừa trên da

Uống dầu dừa

Do chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng trị nhiễm trùng đường tiết niệu của dầu dừa nên không có liều dùng khuyến nghị. Tuy nhiên, dầu dừa rất an toàn và từ lâu đã được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế đồ uống.

Dầu dừa nguyên chất chưa qua xử lý là lựa chọn tốt hơn so với dầu dừa không nguyên chất. Nghiên cứu cho thấy dầu dừa nguyên chất có hàm lượng vitamin E và các thành phần hoạt tính sinh học khác cao hơn.

Một số hướng dẫn khuyến nghị uống 2 đến 3 thìa canh dầu dừa mỗi ngày khi gặp các triệu chứng. Tốt nhất nên chia ra uống nhiều lần trong ngày, ví dụ như uống 1 thìa vào buổi sáng, 1 thìa vào buổi chiều và 1 thìa vào buổi tối.

Dầu dừa rất dễ đông. Bạn có thể ăn dầu dừa ở dạng đông hoặc đun chảy thành dạng lỏng rồi uống. Dầu dừa là một loại dầu thường được sử dụng trong nấu ăn.

Dầu dừa gồm có 92% chất béo bão hòa và mỗi thìa canh chứa khoảng 11 gram chất béo bão hòa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ mỗi ngày ở mức 13 gram. Do đó, chỉ nên uống một lượng nhỏ dầu dừa mỗi ngày.

Những người bị dị ứng với dừa không nên uống dầu dừa.

Uống nước dừa

Nước dừa không giống như dầu dừa nhưng đều có nguồn gốc từ quả dừa và có đặc tính kháng khuẩn. Thành phần chính của dầu dừa là chất béo trong khi nước dừa chủ yếu là nước.

Nước dừa là chất lỏng bên trong quả dừa non. Uống nước dừa được cho là có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Một phần lý do là bởi nước dừa có đặc tính lợi tiểu tự nhiên, có nghĩa là khiến cho bạn đi tiểu nhiều hơn và nhờ đó giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.

Uống bao nhiêu nước dừa là tùy vào mỗi người nhưng một số hướng dẫn khuyến nghị uống từ 360 – 470ml mỗi ngày, trừ khi mắc các bệnh làm tăng nồng độ kali. (2)

Mặc dù nước dừa rất lành tính nhưng do có lượng calo khá cao nên loại đồ uống này không phù hợp lắm với những người đang cần kiểm soát cân nặng. Một cốc nước dừa có khoảng 46 calo.

Một số ý kiến cho rằng nước ép nam việt quất không đường giúp chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả hơn nước dừa, đặc biệt là khi nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli.

Rủi ro khi sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Dù bôi ngoài da hay uống thì dầu dừa cũng rất an toàn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với dừa thì không nên sử dụng dầu dừa và uống nước dừa. Còn nhiều phương pháp tự nhiên khác để làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu các phương pháp điều trị tự nhiên không hiệu quả thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nước dừa có hàm lượng kali cao. Một cốc nước dừa chứa khoảng 600 mg kali. Uống quá nhiều nước dừa có thể dẫn đến tăng kali máu (nồng độ kali cao trong máu).

Do đó, người lớn tuổi và những người có tình trạng bệnh lý nhất định như bệnh tim mạch hoặc bệnh thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.

Khi nào cần đi khám?

Nên đến bệnh viện khám nếu như các triệu chứng vẫn kéo dài hoặc trở nên nặng hơn sau vài ngày. Phải đi khám ngay khi có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau lưng và nôn mửa. Đó có thể là những dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã lan rộng.

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xem có vi khuẩn và tế bào máu trong nước tiểu hay không. Xét nghiệm cấy nước tiểu sẽ giúp xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và từ đó bác sĩ sẽ kê loại thuốc kháng sinh phù hợp. Điều quan trọng là phải uống đủ liều thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê để ngăn nhiễm trùng tái phát.

Các câu hỏi thường gặp

Bôi dầu dừa ở đâu để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Chỉ bôi dầu dừa ở bộ phận sinh dục ngoài, không được để dầu dừa dính vào bên trong.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu?

Quan hệ tình dục thường xuyên, bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh và một số biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, có một số cách để giảm thiểu nguy cơ:

  • Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh
  • Đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ tình dục
  • Không nhịn tiểu mà phải đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn
  • Bổ sung men vi sinh
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm ở vùng kín

Các cách tự nhiên khác để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 8 cốc. Uống nhiều nước sẽ giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi bàng quang.
  • Tránh xa đồ uống gây kích thích bàng quang như cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga, nước trái cây họ cam quýt và trà có chứa caffeine.
  • Chườm nóng để giảm căng tức và đau bàng quang.
  • Uống nước ép nam việt quất

Kết luận

Dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định hiệu quả của phương pháp này. Nói chung, dầu dừa không thể thay thế thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu vẫn muốn dùng dầu dừa thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tác dụng, nhiễm trùng
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cây dâu gấu (uva ursi) có hiệu quả không?

Dâu gấu (uva ursi, tên khoa học là Arctostaphylos uva ursi) là một loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài cây này có quả mọng nhỏ màu cam mà gấu rất thích ăn, vì thế nên uva ursi được gọi là cây dâu gấu. Từ lâu, chiết xuất từ lá cây dâu gấu đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt và sỏi thận. Nhưng liệu rằng phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không?

D-mannose có thực sự giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
D-mannose có thực sự giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

D-mannose là một trong những biện pháp tự nhiên để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu nhờ tác dụng ngăn cản hoạt động của một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu xem D-mannose là gì và liệu có thực sự hiệu quả hay không.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo có hiệu quả không?

Giấm táo (apple cider vinegar) là một loại giấm được làm bằng cách lên men nước ép táo. Từ lâu giấm táo đã được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều chứng bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây