1

Sự khác biệt giữa nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng bàng quang là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều xảy ra bàng quang, vì thế nên người bệnh có các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó và đau vùng chậu phía trên xương mu.
Sự khác biệt giữa nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu Sự khác biệt giữa nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng bàng quang là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không phải tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều là nhiễm trùng bàng quang.

Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK), nhiễm trùng bàng quang là loại nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất. Nhiễm trùng bàng quang còn được gọi là viêm bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở một hoặc nhiều bộ phận của đường tiết niệu, gồm có niệu quản, thận, niệu đạo và bàng quang. Mặc dù các loại nhiễm trùng đường tiết niệu có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng mỗi loại cũng có thêm một số triệu chứng riêng, tùy vào vị trí bị nhiễm trùng.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn phát triển quá mức và gây kích ứng niêm mạc đường tiết niệu.

Triệu chứng nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang thường có các triệu chứng sau đây:

  • Nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó
  • Buồn tiểu liên tục nhưng tiểu được rất ít
  • Đau vùng chậu hoặc đau ngay phía trên xương mu

Vì hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng bàng quang nên những đa số người bị nhiễm trùng đường tiết niệu đều gặp phải những triệu chứng này.

Những người bị nhiễm trùng hay viêm niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) còn có thể bị ngứa hoặc kích ứng ở lỗ niệu đạo (nơi nước tiểu chảy ra ngoài).

Các triệu chứng nhiễm trùng bàng quang hơi khác triệu chứng nhiễm trùng thận, một loại nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng thường chỉ xảy ra ở một quả thận. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng thận gồm có:

Triệu chứng nhiễm trùng thận

  • Sốt
  • Rùng mình, ớn lạnh
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Đau thắt lưng dữ dội hơn nhiễm trùng bàng quang
  • Đau vùng hạ sườn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, dấu hiệu của chảy máu trong đường tiết niệu
  • Nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó
  • Buồn tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu ít
  • Đau vùng chậu hoặc đau ngay phía trên xương mu
  • Mệt mỏi, cảm thấy người không khỏe
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng để đưa ra phán đoán ban đầu về loại nhiễm trùng đường tiết niệu mà người bệnh mắc phải. Thông thường, các triệu chứng nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng bàng quang.

Loại nhiễm trùng đường tiết niệu nào nghiêm trọng hơn?

Theo NIDDK, nhiễm trùng thận là loại nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng nhất. Nhiễm trùng thận thường là do nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng niệu đạo lan đến thận.

Nhiễm trùng thận có thể gây đau đớn dữ dội và người bệnh có thể phải nhập viện để điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng thận do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng máu. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường tiết niệu được chia thành nhiễm trùng đơn giản và nhiễm trùng phức tạp.

Nhiễm trùng bàng quang là nhiễm trùng đường tiết niệu đơn giản, thường có thể điều trị bằng một đợt kháng sinh đường uống từ 3 đến 5 ngày. Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang gồm có trimethoprim, ciprofloxacin và amoxicillin-clavulanate kali.

Điều quan trọng là người bệnh phải uống thuốc đủ liều, ngay cả khi không còn triệu chứng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ngăn nhiễm trùng tái phát.

Nhiễm trùng thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp. Nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp khó điều trị hơn. Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp có thể phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch và thời gian điều trị thường kéo dài một tuần hoặc lâu hơn.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những biện pháp này còn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu. Dấu hiệu cho uống đủ nước là nước tiểu có màu vàng nhạt.
  • Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống nước ép nam việt quất hoặc dùng các sản phẩm từ quả nam việt quất như thực phẩm chức năng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng rất có thể quả nam việt quất mang lại một số lợi ích nhất định trong việc phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn có thể uống nước ép nam việt quất tươi, nước ép đóng chai nguyên chất không đường hoặc dùng thực phẩm chức năng chứa chiết xuất nam việt quất.
  • Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh (đối với phụ nữ) để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo và đường tiết niệu.
  • Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn, không được nhịn lâu. Ngoài ra, hãy đi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Đi tiểu và rửa bộ phận sinh dục ngay sau mỗi lần quan hệ tình dục.
  • Chườm ấm lên vùng mu để giảm cảm giác khó chịu do nhiễm trùng bàng quang.

Yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiết niệu

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và một trong số đó là thói quen nhịn tiểu hoặc không đi tiểu thường xuyên. Khi nhịn tiểu, vi khuẩn có thể tích tụ trong bàng quang và dẫn đến nhiễm trùng. Cố gắng đi vệ sinh từ 2 – 3 tiếng một lần hoặc thường xuyên hơn để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Không uống đủ nước cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang vì khi cơ thể không có đủ nước, chúng ta sẽ ít đi tiểu và nước tiểu sẽ ở trong bàng quang lâu hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng niệu đạo gồm có các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc chấn thương niệu đạo, chẳng hạn như do đặt ống thông tiểu.

Ngoài các yếu tố nguy cơ cụ thể của nhiễm trùng bàng quang còn có các yếu tố nguy cơ chung của tất cả các loại nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có:

  • Mang thai
  • Mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây suy giảm chức năng miễn dịch và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Mức estrogen thấp, chẳng hạn như khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh
  • Tiền sử sỏi thận. Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến nước tiểu tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi

Phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Điều này có nghĩa là vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và gây nhiễm trùng hơn.

Tóm tắt bài viết

Nhiễm trùng bàng quang là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên đi khám ngay khi có các triệu chứng nhiễm trùng bàng quang để điều trị sớm. Nhiễm trùng bàng quang không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận – một dạng nhiễm trùng đường tiết niệm nghiêm trọng hơn nhiều. Nhiễm trùng bàng quang cũng gây triệu chứng đau đớn khó chịu nhưng thường có thể trị khỏi bằng một đợt thuốc kháng sinh đường uống. Nếu nhiễm trùng lan đến thận thì sẽ việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh rất dễ tái phát. Trong những trường hợp bệnh tái phát thường xuyên, người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh liều thấp hàng ngày để phòng ngừa.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Phân biệt nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc nóng rát ở bộ phận sinh dục hoặc khi đi tiểu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng nấm men. Mặc dù đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng lại có một số điểm tương đồng về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa.

Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?
Tại sao đã điều trị bằng kháng sinh mà nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn không khỏi?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu vẫn kéo dài sau khi điều trị thì có thể phải điều trị bằng một loại thuốc khác hoặc cũng có thể các triệu chứng là do một bệnh lý khác gây ra.

Nhiễm trùng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có gì khác nhau?
Nhiễm trùng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có gì khác nhau?

Giống như nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, nhiễm trùng thận cũng là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù tất cả các loại nhiễm trùng đường tiết niệu đều cần phải điều trị nhưng nhiễm trùng thận đặc biệt nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây