1

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là gì?

Bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Căn bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và làm hỏng vật liệu bảo vệ xung quanh các tế bào thần kinh (myelin). Một số triệu chứng của bệnh đa xơ cứng gồm có:

  • Đau, tê và châm chích
  • Mắt mờ
  • Chóng mặt
  • Run tay
  • Mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Rối loạn chức năng bàng quang

Ở hầu hết những người bị đa xơ cứng, các triệu chứng xảy ra theo đợt. Sau mỗi đợt bùng phát, các triệu chứng thuyên giảm một thời gian trước khi bùng phát trở lại. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng. Đa số người bị bệnh đa xơ cứng đều có tuổi thọ tương đương người không mắc bệnh và có thể sinh hoạt bình thường nếu như duy trì điều trị.

Ảnh hưởng của bệnh đa xơ cứng đến bàng quang

Theo nghiên cứu, có tới 90% người bị bệnh đa xơ cứng gặp vấn đề về chức năng bàng quang. Các vấn đề về bàng quang ở người bị đa xơ cứng không phải lúc này cũng kéo dài liên tục mà đôi khi xảy ra theo đợt. Nhưng trong một số trường hợp, những vấn đề về bàng quang này dẫn đến tổn thương thận.

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng.

Rối loạn chức năng lưu trữ bàng quang

Rối loạn chức năng lưu trữ là một triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức, nghĩa là tổn thương dây thần kinh khiến cho cơ bàng quang co bóp thường xuyên hơn bình thường.

Tình trạng các cơ bàng quang co bóp không kiểm soát khiến cho người bệnh buồn tiểu liên tục. Các biểu hiện của rối loạn chức năng lưu trữ bàng quang gồm có:

  • Thường xuên buồn tiểu dữ dội
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Tiểu đêm
  • Tiểu không tự chủ

Rối loạn chức năng làm trống bàng quang

Rối loạn chức năng làm trống bàng quang có nghĩa là bàng quang không thể làm trống hoàn toàn khi đi tiểu. Tổn thương dây thần kinh gây ra sự gián đoạn trong sự truyền tín hiệu báo cho cơ bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Điều này khiến cho bàng quang không đẩy hết nước tiểu bên trong ra ngoài và thậm chí có thể khiến bàng quang bị đầy quá mức.

Còa biểu hiện của rối loạn chức năng làm trống bàng quang gồm có:

  • Tiểu gấp
  • Tiểu khó, dòng tiểu yếu, ngắt quãng
  • Tiểu không tự chủ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Rối loạn chức năng lưu trữ và làm trống bàng quang

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể cùng lúc bị cả rối loạn chức năng lưu trữ và rối loạn chức năng làm trống bàng qunag. Điều này xảy ra khi tổn thương dây thần kinh khiến các cơ trong bàng quang và cơ vòng niệu đạo không phối hợp nhịp nhàng với nhau. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng của cả hai dạng rối loạn. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Rối loạn chức năng làm trống bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bàng quang không thể làm trống hoàn toàn, nước tiểu còn sót lại trong bàng quang và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do bệnh đa xơ cứng có thể tái phát, đặc biệt là khi tình trạng rối loạn chức năng làm trống bàng quang không được điều trị.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu gồm có:

  • Tiểu gấp
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau ở thắt lưng hoặc bụng dưới
  • Sốt
  • Nước tiểu đục, sẫm màu và có mùi bất thường
  • Tiểu ra máu

Sỏi thận và nhiễm trùng thận

Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi tình trạng kéo dài mà không được điều trị, rối loạn chức năng làm trống bàng quang có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Điều này xảy ra khi nhiễm trùng lan từ bàng quang đến thận.

Khi nước tiểu ứ đọng, các khoáng chất có thể tích tụ và hình thành sỏi thận. Cả sỏi thận và nhiễm trùng thận đều là những vấn đề nghiêm trọng cần phải điều trị y tế. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu do rối loạn chức năng làm trống bàng quang, hãy đi khám ngay để được điều trị và chú ý đến cảm giác đau ở thắt lưng vì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về thận.

Thay đổi lối sống để kiểm soát các vấn đề về bàng quang

Những thay đổi đơn giản về lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của rối loạn chức năng làm trống bàng quang và rối loạn chức năng lưu trữ bàng qunag do bệnh đa xơ cứng gây ra.

Ví dụ, hãy đi tiểu thường xuyên trong ngày.

Ngoài ra, tránh những thứ gây kích thích bàng quang như thuốc lá, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo và rượu bia.

Ngừng uống nước trước khi đi ngủ hai tiếng để không phải thức dậy đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Nếu khó làm trống bàng quang hoàn toàn, hãy chờ vài phút sau mỗi lần đi tiểu rồi tiểu thêm một lần nữa. Nếu như bị tiểu không tự chủ thì bạn có thể sử dụng miếng lót thấm hút nước tiểu.

Điều trị nội khoa và phẫu thuật

Nếu đã thay đổi lối sống mà các triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang vẫn không cải thiện thì người bệnh sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát các cơn co bóp bàng quang và giảm tình trạng buồn tiểu liên tục.

Chứng rối loạn chức năng làm trống bàng quang có thể được khắc phục bằng cách đặt ống thông tiểu ngắt quãng. Người bệnh sẽ luồn một ống mềm, hẹp qua niệu đạo vào bàng quang nhiều lần trong ngày để dẫn nước tiểu ra ngoài. Việc đặt ống thông tiểu ban đầu có thể sẽ hơi khó nhưng sau một vài lần thực hiện sẽ dễ dàng hơn và không gây đau đớn. Đặt thông tiểu ngắt quãng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề nghiêm trọng về thận.

Điều trị sỏi thận và nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu do rối loạn chức năng bàng quang cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng không được điều trị và nhiễm trùng tái phát thường xuyên có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở thận. Cả sỏi và nhiễm trùng thận đều gây đau đớn và có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn nếu không được điều trị.

Việc điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích thước của sỏi. Sỏi thận nhỏ có thể tự trôi ra ngoài theo nước tiểu nhưng sỏi thận lớn sẽ phải can thiệp điều trị từ bên ngoài. Hai phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến là tán sỏi ngoài cơ thể để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ để sỏi dễ trôi ra ngoài hơn và mổ nội soi lấy sỏi.

Tóm tắt bài viết

Các vấn đề về bàng quang do bệnh đa xơ cứng rất phổ biến và có thể điều trị được. Nếu không điều trị, rối loạn chức năng bàng quang có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thận.

Có rất nhiều biện pháp điều trị rối loạn chức năng bàng quang cũng như các vấn đề do rối loạn chức năng bàng quang gây ra. Do đó, hãy đi khám ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào cho thấy chức năng bàng quang đang có vấn đề.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: vấn đề, nhiễm trùng
Tin liên quan
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới: Nguyên nhân và điều trị

Mặc dù nguy cơ thấp hơn phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là một bệnh nhiễm trùng phức tạp. Các triệu chứng thường gặp gồm có tiểu gấp, tiểu nhiều lần và nóng rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu điều trị bằng cách nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Phân biệt nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc nóng rát ở bộ phận sinh dục hoặc khi đi tiểu thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng nấm men. Mặc dù đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng lại có một số điểm tương đồng về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây