1

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt là một vấn đề phổ biến. Ước tính có khoảng 17% người trưởng thành bị bàng quang tăng hoạt. Mặc dù phổ biến hơn ở người cao tuổi nhưng bàng quang tăng hoạt cũng có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi và trẻ em.

Kích thích điện thần kinh là một giải pháp điều trị xâm lấn tối thiểu cho hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Dưới đây là những điều cần biết về phương pháp kích thích điện thần kinh, gồm có cơ chế tác dụng, quy trình thực hiện, hiệu quả trong điều trị bàng quang tăng hoạt và những rủi ro.

Cơ chế của kích thích điện thần kinh

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng mạn tính có triệu chứng đặc trưng là thường xuyên buồn tiểu đột ngột và đi tiểu nhiều lần. Một số người bị bàng quang tăng hoạt còn bị tiểu không tự chủ, tình trạng nước tiểu rò rỉ không kiểm soát.

Phương pháp điều trị bước đầu cho chứng bàng quang tăng hoạt thường là biện pháp khắc phục tại nhà và dùng thuốc. Nếu các phương pháp này không hiệu quả thì sẽ cần đến các phương pháp điều trị tích cực hơn, gồm có kích thích điện thần kinh.

Kích thích điện thần kinh, còn được gọi là liệu pháp điều hòa thần kinh, là phương pháp sử dụng dòng điện để kích thích các dây thần kinh kết nối với bàng quang. Điều này giúp khôi phục sự trao đổi tín hiệu thần kinh bình thường giữa bàng quang và não. Kích thích điện thần kinh có thể giúp giảm triệu chứng tiểu gấp do bàng quang tăng hoạt.

Phương pháp kích thích điện thần kinh đặc biệt có ích cho những những người lớn tuổi bị bàng quang tăng hoạt vì người lớn tuổi có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cao hơn khi sử dụng các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt. Ví dụ, thuốc đối kháng muscarinic có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Do thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ về lâu dài nên các phương pháp điều trị không dùng thuốc như kích thích điện thần kinh là giải pháp an toàn hơn cho người lớn tuổi.

Hiệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Cho đến nay, phương pháp kích thích điện thần kinh đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị bàng quang tăng hoạt. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy kích thích điện thần kinh giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả hơn so với vật lý trị liệu sàn chậu và giả dược. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng cho biết vẫn chưa có đủ bằng chứng thuyết phục để đưa ra kết luận chắc chắn. (1)

Các nghiên cứu khác đã cho kết quả rõ ràng hơn về hiệu quả của phương pháp kích thích điện thần kinh Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy kích thích điện thần kinh trong âm đạo và kích thích điện thần kinh qua âm đạo có hiệu quả cao hơn so với phương pháp rèn luyện bàng quang trong việc làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ. (2)

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng kích thích điện thần kinh rất hiệu quả đối với chứng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em. Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2019 được công bố trên Tạp chí Tiết niệu Nhi khoa (Journal of Pediatric Urology) cho thấy kích thích điện thần kinh qua da là một phương pháp điều trị ngắn hạn hiệu quả cho trẻ em bị bàng quang tăng hoạt. (3)

Các loại kích thích điện thần kinh để điều trị bàng quang tăng hoạt

Có hai loại kích thích điện thần kinh được phê duyệt để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh chày qua da và kích thích điện thần kinh cùng.

Kích thích điện thần kinh chày qua da

Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation – PTNS) là một phương pháp điều trị không xâm lấn.

Với kích thích điện thần kinh chày qua da, một điện cực cỡ nhỏ được đặt ở gần mắt cá chân của người bệnh. Điện cực này truyền xung điện đến dây thần kinh chày (dây thần kinh chạy đến tận thắt lưng). Thông thường, người bệnh phải trải qua ít nhất 12 buổi điều trị mới có hiệu quả rõ rệt.

Các thiết bị kích thích điện thần kinh chày hiện nay có kích thước điện cực nhỏ gọn, có loại còn chỉ bằng đồng xu và có thể được cấy dưới da cẳng chân. Quá trình cấy điện cực rất đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ.

Kích thích điện thần kinh cùng

Kích thích điện thần kinh cùng (sacral nerve stimulation – SNS) sử dụng xung điện để điều chỉnh hoạt động của dây thần kinh cùng. Dây thần kinh cùng kiểm soát quá trình làm trống bàng quang và bàng quang tăng hoạt xảy ra do dây thần kinh cùng không hoạt động bình thường.

Kích thích điện thần kinh cùng xâm lấn hơn một chút so với kích thích điện thần kinh chày và quá trình điều trị gồm có hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên gọi là giai đoạn thử nghiệm, một dây dẫn điện nhỏ được đặt gần dây thần cùng ở thắt lưng của người bệnh và giữ nguyên trong 2 tuần. Giai đoạn này nhằm đánh giá hiệu quả của việc kích thích điện thần kinh đối với triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Nếu các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh sẽ được cấy điện cực vĩnh viễn. Một điện cực nhỏ được cấy vào dưới da ở vùng thắt lưng của người bệnh, điện cực này nối với một máy kích thích điện chạy bằng pin. Máy sẽ truyền đi xung điện qua dây dẫn đến điện cực để điều chỉnh hoạt động của dây thần kinh cùng.

Rủi ro của kích thích điện thần kinh

Kích thích điện thần kinh nói chung là một phương pháp điều trị an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, đôi khi phương pháp điều trị này vẫn gây ra một số vấn đề không mong muốn như:

Một số rủi ro của kích thích điện thần kinh cùng:

  • Đau tại vị trí cấy điện cực
  • Nhiễm trùng
  • Điện cực được cấy sai vị trí

Một số vấn đề có thể phát sinh trong và sau quá trình kích thích điện thần kinh chày qua da:

  • Chảy máu tại vị trí tiêm thuốc gây tê
  • Cảm giác châm chích
  • Đau nhẹ

Kích thích điện thần kinh rất hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Nhưng nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường, ví dụ như đau nhiều, kéo dài dai dẳng, sưng tấy hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác thì cần phải đi khám ngay.

Tóm tắt bài viết

Kích thích điện thần kinh là một giải pháp điều trị bàng quang tăng hoạt. Phương pháp điều trị này sử dụng xung điện nhẹ để điều chỉnh sự trao đổi tín hiệu thần kinh giữa não và bàng quang. Có hai loại kích thích điện thần kinh chính để điều trị bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh chày qua da (PTNS) và kích thích điện thần kinh cùng (SNS). Cả hai đều có tỷ lệ thành công cao và ít rủi ro.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt
Rèn luyện bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder) là một nhóm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp (đột ngột buồn tiểu). Một trong những phương pháp đơn giản và được sử dụng đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt là rèn luyện bàng quang (bladder training). Rèn luyện bàng quang giúp nhịn tiểu được lâu hơn và giảm tần suất đi tiểu trong một ngày. Dưới đây là những điều cơ bản về phương pháp rèn luyện bàng quang, gồm có cách thực hiện và những lợi ích.

Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây