1

Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào?

Một nguyên nhân hiếm gặp gây suy giảm chức năng thận là bệnh thận do oxalat. Bệnh thận do oxalat xảy ra do nhiều nguyên nhân, gồm có chế độ ăn có quá nhiều oxalat, viêm tụy mạn tính, vấn đề về tiêu hóa và phẫu thuật nối tắt dạ dày.
Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào? Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào?

Bệnh thận do oxalat là một nguyên nhân hiếm gặp gây suy thận. Bệnh thận do oxalat xảy ra khi nồng độ canxi oxalat ở mức quá cao và hình thành các tinh thể trong thận. Những tinh thể này có thể gây tổn thương và suy giảm chức năng thận.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận do oxalat và phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh thận do oxalat là gì?

Oxalat là một hợp chất hóa học có trong nhiều loại thực phẩm, gồm có rau, trái cây, thực phẩm làm từ lúa mì, trà và tinh bột. Oxalat cũng được tạo ra tự nhiên trong cơ thể trong quá trình tiêu hóa.

Oxalat được sử dụng làm năng lượng cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Ở hầu hết mọi người, oxalat không gây hại và ăn thực phẩm chứa oxalat thậm chí còn thường được khuyến khích như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, đôi khi nồng độ oxalat trong máu tăng quá cao và điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thận.

Nồng độ oxalat trong máu cao có thể gây hình thành các tinh thể oxalat. Khi các tinh thể canxi oxalat đi đến thận, chúng sẽ làm tổn thương thận và gây ra bệnh thận do oxalat.

Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp. Một nghiên cứu vào năm 2022 cho thấy rằng chỉ có khoảng 3,6% số ca suy thận là do bệnh thận oxalat trực tiếp gây ra hoặc góp phần gây ra. (1)

Bệnh thận do oxalat có thể gây suy giảm chức năng thận đột ngột và nghiêm trọng. Đôi khi, bệnh thận do oxalat dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ trong vòng vài tháng.

Triệu chứng của bệnh thận do oxalat

Bệnh thận do oxalat thường không gây ra triệu chứng trong thời gian đầu.

Trong nhiều trường hợp, bệnh thận do oxalat được phát hiện khi xét nghiệm máu định kỳ cho kết quả bất thường hoặc xét nghiệm máu để theo dõi một vấn đề sức khỏe khác.

Ví dụ, kết quả xét nghiệm có thể cho thấy nồng độ creatin cao và độ lọc cầu thận (GFR) thấp. Đây là những dấu hiệu cho thấy thận đang không hoạt động bình thường.

Bệnh thận do oxalat tiến triển thường có các triệu chứng tương tự như các dạng tổn thương thận hay bệnh thận khác, gồm có:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Chuột rút
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân không chủ đích
  • Thay đổi về tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu
  • Ngứa ngáy

Nguyên nhân gây bệnh thận do oxalat

Mặc dù bệnh thận do oxalat hiếm gặp nhưng có thể là do nhiều yếu tố gây ra.

Đôi khi bệnh thận do oxalat là kết quả của rối loạn di truyền khiến cơ thể sản xuất quá nhiều oxalat. Tình trạng này được gọi là bệnh thận do oxalat nguyên phát.

Tuy nhiên, đa phần bệnh thận do oxalat xảy ra do một bệnh lý khác hoặc do một yếu tố bên ngoài. Tình trạng này được gọi là bệnh thận do oxalat thứ phát. Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh thận do oxalat thứ phát gồm có:

  • Tiêu thụ nhiều oxalat: Bệnh thận do oxalat có thể xảy ra do tiêu thụ quá nhiều oxalat. Ví dụ, nếu như vừa uống bổ sung vitamin C và vừa ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C thì lượng oxalat tiêu thụ sẽ tăng cao.
  • Viêm tụy mạn tính: Tình trạng viêm và tổn thương tuyến tụy có thể làm thay đổi cách mà cơ thể hấp thụ chất béo. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận do oxalat.
  • Bệnh Crohn và các vấn đề về tiêu hóa khác: Đôi khi, tổn thương đường tiêu hóa do các bệnh lý như bệnh Crohn có thể khiến cơ thể gặp vấn đề với oxalat.
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày Roux-en-Y: Roux-en-Y là một loại phẫu thuật nối tắt dạ dày được sử dụng để điều trị béo phì và một số loại ung thư dạ dày. Đôi khi, loại phẫu thuật này gây ra các biến chứng làm thay đổi cách cơ thể xử lý và hấp thụ chất béo. Kết quả là bệnh thận do oxalat.
  • Ngộ độc ethylene glycol: Ethylene glycol là một loại cồn có trong một số sản phẩm như thuốc tẩy gia dụng mạnh và chất chống đông. Ethylene glycol có thể vào cơ thể do vô tình uống phải hoặc do cố tình sử dụng thay cho rượu. Trong một số trường hợp, ethylene glycol được sử dụng để tự tử. Ethylene glycol độc hại và việc uống ethylene glycol có thể dẫn đến bệnh thận do oxalat và các dạng tổn thương thận nghiêm trọng khác.

Chẩn đoán bệnh thận do oxalat

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thận do oxalat được chẩn đoán bằng cách loại trừ các bệnh thận khác. Bệnh thận do oxalat là một bệnh lý rất hiếm gặp.

Người bệnh có thể cần làm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp khám cận lâm sàng khác để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Ví dụ, người bệnh có thể phải làm xét nghiệm máu để xem có bị viêm gan hay nhiễm HIV hay không và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xem có khối u, u nang hay sỏi trong thận không.

Xét nghiệm nước tiểu cũng là một phương pháp chẩn đoán thường được thực hiện. Đôi khi, mẫu nước tiểu có các tinh thể hoặc nồng lượng oxalat cao. Tuy nhiên, sinh thiết thận là cách duy nhất để xác nhận chẩn đoán bệnh thận do oxalat.

Điều trị bệnh thận do oxalat

Việc điều trị bệnh thận do oxalat sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bệnh thận oxalat là do tiêu thụ quá nhiều oxalat thì sẽ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, cắt giảm bớt các loại thực phẩm giàu oxalat.

Các phương pháp điều trị phổ biến khác cho bệnh thận do oxalat gồm có:

  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Uống bổ sung canxi
  • Uống bổ sung men tụy
  • Giảm lượng chất béo trong chế độ ăn
  • Lọc máu

Vì bệnh thận do oxalat hiếm gặp nên nhiều phương pháp điều trị không phải là tiêu chuẩn và mới được thử nghiệm một vài lần.

Đôi khi, bệnh thận do oxalat đáp ứng tốt với các loại thuốc khác, gồm có thuốc chống co giật (giúp giảm mức oxalat tổng thể) hoặc thuốc hạ mỡ máu (giúp cơ thể xử lý chất béo tốt hơn).

Tóm tắt bài viết

Bệnh thận do oxalat là một nguyên nhân hiếm gặp gây suy giảm chức năng. Oxalat là một hợp chất được tạo ra tự nhiên trong cơ thể và còn có trong nhiều loại thực phẩm. Oxalat vốn không gây hại nhưng đôi khi, nồng độ oxalat trong máu quá cao và hình thành tinh thể. Những tinh thể này có thể làm tổn thương và gây suy thận, đôi khi còn có thể dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thận do oxalat, gồm có viêm tụy mạn tính, phẫu thuật nối tắt dạ dày, ăn quá nhiều oxalat, uống ethylene glycol và một số vấn đề về tiêu hóa. Bệnh thận do oxalat cũng có thể là kết quả do rối loạn di truyền khiến cơ thể tạo ra quá nhiều oxalat.

Việc điều trị bệnh thận do oxalat tùy thuộc vào nguyên nhân. Các phương pháp điều trị gồm có thay đổi chế độ ăn uống, truyền dịch tĩnh mạch, bổ sung canxi hoặc men tụy và lọc máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sàng lọc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội) bằng cách nào?
Sàng lọc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội) bằng cách nào?

Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là một bệnh thận di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh thì con cái cũng có thể bị bệnh.

Hoại tử ống thận cấp tính điều trị bằng cách nào?
Hoại tử ống thận cấp tính điều trị bằng cách nào?

Bên trong thận có những cấu trúc có dạng ống nhỏ giúp lọc muối, nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Những cấu trúc nhỏ này được gọi là ống thận. Hoại tử ống thận cấp tính là tình trạng các ống này bị tổn thương hoặc phá hủy. Hoại tử ống thận cấp là một dạng tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp).

Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Thận ứ nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở và phình to do nước tiểu bị ứ lại trong thận thay vì chảy xuống bàng quang. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một quả thận nhưng cũng có thể xảy ra ở cả hai quả thận.

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Giãn đài bể thận là một tình trạng xảy ra với đài thận. Đài thận là các cấu trúc có hình dạng như chiếc phễu và là nơi mà nước tiểu bắt đầu được gom lại. Mỗi quả thận có từ 6 đến 10 đài thận. Chúng nằm ở rìa ngoài của thận.

Bất sản thận điều trị bằng cách nào?
Bất sản thận điều trị bằng cách nào?

Bất sản thận (renal agenesis) là tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu một hoặc cả hai quả thận. Có hai loại bất sản thận là bất sản thận một bên (thiếu một quả thận) là bất sản thận hai bên (thiếu cả hai quả thận).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây