1

Các nguyên nhân gây mờ mắt ở người bệnh tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến tầm nhìn bị mờ và một số trong đó xuất phát từ bệnh tiểu đường. Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang ở mức quá cao hoặc quá thấp.
Các nguyên nhân gây mờ mắt ở người bệnh tiểu đường Các nguyên nhân gây mờ mắt ở người bệnh tiểu đường

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến mắt

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề về mắt và gây mờ mắt.

Trong một số trường hợp, mờ mắt chỉ là một vấn đề nhẹ mà người bệnh có thể giải quyết bằng cách ổn định lượng đường trong máu hoặc dùng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của những biến chứng về mắt nghiêm trọng, những biến chứng này có thể dẫn đến suy giảm và mất thị lực.

Trên thực tế, nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Các nguyên nhân gây mờ mắt liên quan đến bệnh tiểu đường

Mờ mắt

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến tầm nhìn bị mờ và một số trong đó xuất phát từ bệnh tiểu đường. Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang ở mức quá cao hoặc quá thấp.

Mắt bị mờ có thể là do chất lỏng rò rỉ vào thủy tinh thể - một cấu trúc trong suốt có hai mặt lồi, có chức năng như một thấu kính bẻ cong và hội tụ ánh sáng trên võng mạc để chúng ta có thể nhìn rõ mọi vật xung quanh. Sự rò rỉ và tích tụ chất lỏng làm cho thủy tinh thể bị phồng lên và biến dạng. Những thay đổi này khiến ánh sáng khó tập trung trên võng mạc và hậu quả là tầm nhìn bị mờ nhòe.

Hiện tượng mờ mắt cũng có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị bằng insulin. Điều này là do sự thay đổi chất lỏng trong cơ thể và thường tự hết sau một vài tuần. Ở nhiều người, thị lực trở lại bình thường khi lượng đường trong máu ổn định.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Nguyên nhân gây mờ mắt kéo dài có thể là do bệnh võng mạc đái tháo đường – một biến chứng về mắt xảy ra do lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong võng mạc. Bệnh võng mạc đái tháo đường tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nhẹ
  • Giai đoạn 2: Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh mức độ vừa
  • Giai đoạn 3: Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng
  • Giai đoạn 4: Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh

Ở ba giai đoạn đầu, bệnh võng mạc đái tháo đường đa phần không biểu hiện triệu chứng. Khi sang giai đoạn 4, tình trạng tổn thương võng mạc đã trở nên nghiêm trọng và bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như:

  • Mờ mắt
  • Hiện tượng ruồi bay (xuất hiện các vệt mờ đục, đốm đen hay đường ngoằn ngoèo trong tầm nhìn)
  • Khó nhìn vào ban đêm
  • Suy giảm thị lực
  • Nhìn đồ vật bị biến dạng, méo mó
  • Màu sắc nhạt nhòa

Một khi đã mắc bệnh võng mạc đái tháo đường thì thị lực sẽ không thể khôi phục lại như trước nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa mù lòa.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể cũng là một nguyên nhân phổ biến gây mờ mắt. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể sớm hơn so với những người không bị tiểu đường. Đục thủy tinh thể là tình trạng protein tích tụ thành đám trên thủy tinh thể và làm cho thủy tinh thể không còn trong suốt.

Ngoài mờ mắt, các triệu chứng khác của đục thủy tinh thể còn có:

  • Màu sắc nhạt nhòa
  • Nhìn một vật thành hai (song thị), triệu chứng này thường chỉ xảy ra ở một mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chói hoặc nhìn thấy quầng sáng quanh đèn
  • Thị lực không cải thiện khi đeo kính mới hoặc phải thay kính thường xuyên

Tăng đường huyết

Tăng đường huyết là tình trạng lượng glucose trong máu tăng cao do cơ thể thiếu hormone insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả.

Ngoài mờ mắt, các triệu chứng khác của tăng đường huyết còn có:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần
  • Đau bụng
  • Khô miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Hụt hơi

Kiểm soát ổn định lượng đường trong máu để tránh tăng đường huyết là điều rất quan trọng vì theo thời gian, lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ ngày càng gây ra nhiều vấn đề về thị lực và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Tăng nhãn áp

Nhìn mờ cũng có thể là một triệu chứng của tăng nhãn áp hay thiên đầu thống – tình trạng áp lực thủy dịch trong mắt tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn gấp đôi so với những người không bị tiểu đường.

Các triệu chứng khác của tăng nhãn áp còn có:

  • Mất thị lực ngoại biên
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh đèn
  • Đỏ mắt
  • Đau mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn

Phù hoàng điểm

Hoàng điểm hay điểm vàng là phần trung tâm của võng mạc và là phần của mắt giúp chúng ta có thị lực trung tâm rõ nét.

Phù hoàng điểm là khi hoàng điểm bị tích tụ chất lỏng và phình lên. Ngoài mờ mắt, các triệu chứng khác của phù hoàng điểm còn có nhìn thấy gợn sóng và màu sắc nhạt nhòa.

Phù hoàng điểm do đái tháo đường bắt nguồn từ bệnh võng mạc đái tháo đường. Tình trạng này thường xảy ra ở cả hai mắt.

Chăm sóc mắt khi mắc bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về mắt khác nhau. Điều quan trọng nhất để phòng ngừa những vấn đề này là phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu, dùng đủ các loại thuốc được kê và kiểm tra đường huyết thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần khám mắt định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh về mắt,

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực thì phải đi khám ngay. Điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ thị lực và ngăn ngừa mù lòa.

Tóm tắt bài viết

Nhìn mờ đôi khi chỉ là một vấn đề nhẹ có thể điều trị được bằng các phương pháp đơn giản, chẳng hạn như dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thay kính mới.

Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra một bệnh về mắt nghiêm trọng hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác ngoài tiểu đường. Đó là lý do tại sao cần đi khám ngay khi thấy mắt bị mờ hoặc có các thay đổi khác về thị lực.

Điều trị sớm sẽ giúp ngăn bệnh tiến triển nặng, duy trì thị lực và ngăn ngừa mù lòa.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường

Đau đầu là một vấn đề rất phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đa phần cơn đau đầu thường tự hết hoặc có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang quá cao hoặc quá thấp.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính xác gây ra điều này vẫn chưa được xác định rõ nhưng rất có thể một phần là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm có béo phì và mức cholesterol cao. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 không phải chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra. Trên thực tế, bệnh lý này có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính có thể dẫn đến tiểu đường type 2.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây