1

Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng cách nào?

Có một số giải pháp điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Khả năng điều trị thành công sẽ cao nhất khi bệnh được phát hiện sớm và được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng cách nào? Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng cách nào?

Phù hoàng điểm do đái tháo đường là gì?

Phù hoàng điểm là một trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tình trạng này có thể xảy ra với cả bệnh đái tháo đường type 1 và type 2.

Phù hoàng điểm do đái tháo đường xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong hoàng điểm của mắt. Hoàng điểm hay điểm vàng nằm ở trung tâm của võng mạc - lớp mô mỏng ở phía sau của mắt, chứa các mạch máu. Hoàng điểm là một phần rất quan trọng của mắt, cho phép chúng ta có thể tập trung nhìn vào một điểm và nhìn thấy rõ các chi tiết nhỏ.

Tình trạng tích tụ dịch ở hoàng điểm sẽ gây suy giảm thị lực.

Phù hoàng điểm do đái tháo đường thường phát triển dần dần theo thời gian. Lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong võng mạc. Các mạch máu bị tổn thương sẽ rò rỉ chất lỏng, gây tích tụ dịch, làm giảm lưu lượng máu đến võng mạc và các vấn đề khác. Tình trạng này này được gọi là bệnh võng mạc.

Có một số giải pháp điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Khả năng điều trị thành công sẽ cao nhất khi bệnh được phát hiện sớm và được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.

Các loại phù hoàng điểm do đái tháo đường

Phù hoàng điểm do đái tháo đường được phân loại dựa trên mức độ tích tụ dịch (phình lên) của võng mạc. Võng mạc càng phình lên nhiều thì thị lực càng suy giảm.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phù hoàng điểm cũng có thể được xác định bởi phạm vi tổn thương mạch máu. Tổn thương có thể chỉ giới hạn ở một khu vực nhỏ nhưng cũng có thể lan rộng ra toàn bộ võng mạc.

Khi đi khám mắt, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp kiểm tra tình trạng mắt. Các phương pháp này giúp phát hiện tình trạng suy giảm thị lực, tổn thương mạch máu hay tích tụ dịch ở võng mạc.

Các phương pháp phổ biến để tầm soát phù hoàng điểm do đái tháo đường hay đánh giá mức độ tổn thương mắt là:

  • Chụp cắt lớp quang học: giúp phát hiện sự dày lên của võng mạc.
  • Chụp ảnh màu đáy mắt: tạo ra hình ảnh chi tiết của võng mạc để phát hiện các mạch máu bất thường.
  • Chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang: tiêm thuốc nhuộm vào cánh tay hoặc bàn tay để quan sát dòng máu chảy trong võng mạc.

Tất cả các phương pháp này đều được thực hiện sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử. Điều này cho phép bác sĩ quan sát bên trong mắt rõ hơn.

Thuốc giãn đồng tử làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng nhưng người bệnh sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình thăm khám.

Phát hiện, điều trị sớm và theo dõi sát sao sẽ giúp bảo vệ thị lực và ngăn tình trạng diễn biến xấu. Việc điều trị đúng cách ngay từ sớm thậm chí còn có thể khôi phục lại thị lực.

Nếu không được điều trị, thị lực sẽ bị suy giảm nghiêm trọng chỉ trong vòng vài tháng.

Triệu chứng của phù hoàng điểm do đái tháo đường

Ở giai đoạn đầu, phù hoàng điểm do đái tháo đường thường không có triệu chứng. Do đó, những người bị bệnh đái tháo đường cần đi khám mắt định kỳ hàng năm để kiểm tra tình trạng mắt và phát hiện sớm vấn đề. Trong trường hợp bị bệnh võng mạc hoặc phù hoàng điểm do đái tháo đường, điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa hoặc phục hồi tình trạng suy giảm thị lực.

Người bênh cũng cần đi khám khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Mờ mắt
  • Nhìn thấy màu sắc nhạt nhòa, không rõ
  • Nhìn thấy những đốm hay sợi màu đen hoặc xám trước mắt
  • Song thị (nhìn một vật thành hai)

Nguyên nhân gây phù hoàng điểm do đái tháo đường

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ dần dần làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt và làm tăng nguy cơ phù hoàng điểm.

Để bảo vệ sức khỏe mắt, người bệnh đái tháo đường cần cố gắng duy trì ổn định lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.

Cao huyết áp và mức cholesterol cao cũng có thể góp phần làm hỏng mạch máu.

Phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai sẽ có nguy cơ bị phù hoàng điểm cao hơn. Vì thế nên người bệnh sẽ phải khám mắt thường xuyên hơn trong thời gian mang thai.

Các yếu tố nguy cơ

Ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2, việc có thêm các yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ bị phù hoàng điểm do đái tháo đường:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu kém
  • Cholesterol cao
  • Cao huyết áp
  • Bệnh thận
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Mang thai

Điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường

Phù hoàng điểm do đái tháo đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Khám mắt định kỳ hàng năm sẽ giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở mắt. Khi bị phù hoàng điểm do đái tháo đường, điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bảo vệ và khôi phục thị lực.

Đôi khi phải kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc để điều trị hiệu quả tình trạng phù hoàng điểm.

Liệu pháp laser

Phương pháp điều trị này phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Liệu pháp laser sử dụng tia laser cực nhỏ nhắm đến khu vực bị tổn thương trong võng mạc để bít các mạch máu bị rò rỉ và ngăn chặn sự hình thành các mạch máu bất thường.

Liệu pháp laser giúp duy trì mức thị lực hiện tại và ngăn thị lực tiếp tục suy giảm.

Người bệnh thường sẽ phải điều trị nhiều lần thì mới có hiệu quả rõ rệt và sau liệu trình ban đầu, nếu tình trạng tiến triển xấu thì sẽ phải tiếp tục điều trị.

Thuốc tiêm

Có hai nhóm thuốc tiêm được sử dụng để điều trị phù hoàng điểm là thuốc kháng VEGF hay anti VEGF (thuốc ức chế tân sinh mạch máu) và steroid.

Sau khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cùng với tần suất điều trị phù hợp.

Thuốc được tiêm vào mắt bằng kim có đường kính rất nhỏ. Trước tiên, người bệnh sẽ được gây tê để không cảm thấy đau khi tiêm thuốc.

VEGF là viết tắt của “vascular endothelial growth factor”, có nghĩa là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu. Các loại thuốc thuộc nhóm kháng VEGF có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mạch máu bất thường gây hại cho mắt. Nhóm thuốc này còn giúp giảm sưng tấy.

Nói chung, thuốc kháng VEGF có những ưu điểm như:

  • Cho thấy hiệu quả tốt trong việc cải thiện thị lực
  • Giúp giảm lượng chất lỏng rò rỉ vào võng mạc
  • An toàn, có nguy cơ tác dụng phụ thấp

Tiêm thuốc kháng VEGF thường không gây đau đớn. Nếu vẫn cảm thấy lo lắng thì bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ về các lựa chọn gây tê trước khi tiêm.

Steroid cũng là một loại thuốc tiêm được sử dụng để điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Steroid có tác dụng giảm tích tụ dịch trong võng mạc và cải thiện thị lực. Steroid thường được sử dụng khi thuốc kháng VEGF không có tác dụng

Tuy nhiên, steroid có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Tùy vào rủi ro và lợi ích mà steroid mang lại trong từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định có điều trị bằng loại thuốc này hay không.

Steroid có thể được tiêm hoặc cấy vào mắt và giải phóng từ từ vào mô.

Phòng ngừa

Không bao giờ là quá muộn để điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Bắt đầu điều trị ngay sau khi được chẩn đoán sẽ có thể ngăn ngừa tổn thương mắt lâu dài và mất thị lực.

Nhưng tốt nhất người bệnh vẫn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ thị lực và ngăn ngừa phù hoàng điểm ngay từ đầu:

  • Khám mắt định kỳ hàng năm.
  • Đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực.
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
  • Duy trì huyết áp và mức cholesterol ở mức khỏe mạnh.

Nếu như cảm thấy đường huyết khó kiểm soát thì hãy báo cho bác sĩ. Có thể phác đồ điều trị hiện tại không hiệu quả và cần phải điều chỉnh.

Tóm tắt bài viết

Phù hoàng điểm do đái tháo đường là một tình trạng có thể kiểm soát được. Có nhiều phương pháp điều trị giúp duy trì thị lực hoặc khôi phục lại thị lực cho người bị phù hoàng điểm.

Người mắc bệnh đái tháo đường nên khám mắt ít nhất một lần mỗi năm để bảo vệ sức khỏe đôi mắt và phát hiện sớm các vấn đề về thị lực. Phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa mất thị lực do đái tháo đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là đau chân và chuột rút chân. Những biến chứng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh hay còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thì tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Đây có thể là hậu quả trực tiếp của tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài.

Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận. Điều này xảy ra khi thận không còn lọc máu hiệu quả.

Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả da. Bệnh da do đái tháo đường là một vấn đề khá phổ biến ở những người sống chung với đái tháo đường.

Các cách đối phó với bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường
Các cách đối phó với bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường

Phù hoàng điểm do tiểu đường là một bệnh về mắt có thể xảy ra với cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Bệnh lý này có liên quan đến bệnh võng mạc đái tháo đường - một biến chứng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm.

Bệnh võng mạc đái tháo đường và phù hoàng điểm do đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường và phù hoàng điểm do đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường và phù hoàng điểm do đái tháo đường là hai trong số các vấn đề về thị lực phổ biến nhất có liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây