1

Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả da. Bệnh da do đái tháo đường là một vấn đề khá phổ biến ở những người sống chung với đái tháo đường.
Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Không phải ai mắc bệnh đái tháo đường cũng bị tình trạng này nhưng ước tính có tới 50% bệnh nhân đái tháo đường gặp phải một số vấn đề về da, chẳng hạn như bệnh da do đái tháo đường.

Bệnh da do đái tháo đường có biểu hiện là những tổn thương nhỏ trên da, có màu hơi đỏ hoặc nâu và thường có hình tròn hoặc hình bầu dục.

Tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường là ở các khu vực có xương, chẳng hạn như ống chân.

Nguyên nhân gây bệnh da do đái tháo đường

Mặc dù bệnh da do đái tháo đường rất phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường nhưng nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một giả thuyết đã được đưa ra.

Vì bệnh da do đái tháo đường có liên quan đến chấn thương chân nên có ý kiến cho rằng các tổn thương có thể là do phản ứng quá mức của cơ thể với các chấn thương xảy ra ở những trường hợp bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt.

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể dẫn đến lưu thông máu kém, hay nói cách hác là giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Theo thời gian, lưu thông máu kém sẽ làm giảm khả năng chữa lành vết thương.

Lưu lượng máu giảm đến khu vực xung quanh vết thương khiến cho vết thương không thể lành lại một cách bình thường, điều này dẫn đến sự xuất hiện các vết giống như bầm tím trên da.

Tổn thương thần kinh và mạch máu do bệnh đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề về da này.

Bệnh da do đái tháo đường có liên quan đến bệnh võng mạc đái tháo đường (tổn thương mắt), bệnh thận đái tháo đường (tổn thương thận) và bệnh thần kinh đái tháo đường (tổn thương thần kinh).

Bệnh da do đái tháo đường xảy ra phổ biến hơn ở nam giới, người lớn tuổi và những người đã mắc bệnh đái tháo đường trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thuyết về nguyên nhân gây ra bệnh da do đái tháo đường. Hiện chưa có nghiên cứu nào xác nhận giả thuyết này.

Triệu chứng của bệnh da do đái tháo đường

Biểu hiện của bệnh da do đái tháo đường ở mỗi người là không hoàn toàn giống nhau.

Bệnh về da này có đặc trưng là các vết màu nâu đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, giống như sẹo hoặc vết bầm tím và thường có kích thước từ khoảng 1cm hoặc nhỏ hơn. Bệnh da do đái tháo đường thường không có triệu chứng.

Mặc dù tổn thương chủ yếu xuất hiện ở ống chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như đùi, thân trên và cánh tay, chỉ có điều ít gặp hơn.

Các tổn thương này đôi khi rất khó nhìn thấy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và số lượng.

Bệnh da do đái tháo đường vô hại và thường không gây ra các triệu chứng như đau nhức, nóng rát, châm chích hay ngứa.

Tổn thương có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm ở ống chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Tổn thương thường hình thành ở cả hai bên của cơ thể, có nghĩa là xuất hiện trên cả hai chân hoặc cả hai cánh tay.

Ngoài các đốm nâu, bệnh da do đái tháo đường không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Những tổn thương trên da do bệnh về da này sẽ không bị vỡ hay tiết dịch và cũng không lây.

Chẩn đoán bệnh da do đái tháo đường

Nếu nghi ngờ bệnh da do đái tháo đường, bác sĩ sẽ không yêu cầu sinh thiết vì ở những người mắc bệnh đái tháo đường, vết thương do sinh thiết thường chậm lành. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết nếu cho rằng đó là một vấn đề về da khác.

Bệnh da do đái tháo đường có thể là một triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường. Ngoài những thay đổi trên da, người mắc bệnh đái tháo đường còn gặp phải một số dấu hiệu, triệu chứng khác như:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Thường xuyên khát nước
  • Mệt mỏi bất thường
  • Mờ mắt
  • Sụt cân
  • Cảm giác châm chích ở tay chân

Đối với những trường hợp chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường và bác sĩ nghi ngờ các tổn thương trên da là biểu hiện của bệnh da do đái tháo đường, bệnh nhân thường sẽ phải làm xét nghiệm máu để bác sĩ xác nhận chẩn đoán.

Điều trị bệnh da do đái tháo đường

Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh da do đái tháo đường nhưng kiểm soát lượng đường trong máu là điều quan trọng nhất để ngăn ngừa các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường.

Các tổn thương trên da của bệnh da do đái tháo đường có thể tự biến mất sau vài tháng đến một năm nhưng cũng có thể tồn tại vĩnh viễn.

Mặc dù không thể làm cho các tổn thương biến mất nhanh hơn nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng các cách dưới đây:

  • Che các đốm nâu bằng kem nền hoặc kem che khuyết điểm
  • Nếu da có các mảng khô, đóng vảy thì có thể thoa kem dưỡng ẩm
  • Dưỡng ẩm cũng có thể giúp các đốm nâu bớt nổi rõ hơn

Mặc dù bệnh da do đái tháo đường không có phương pháp điều trị nhưng duy trì đường huyết ổn định vẫn là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Phòng ngừa bệnh da do đái tháo đường

Do chưa xác định được chính xác nguyên nhân nên không có cách nào có thể phòng ngừa bệnh da do đái tháo đường.

Tuy nhiên, nếu bệnh da do đái tháo đường xảy ra do chấn thương hoặc tổn thương thì người bệnh nên có các biện pháp bảo vệ cẳng chân và bàn chân - hai khu vực dễ bị bệnh da do đái tháo đường nhất. Ví dụ như mang tất dài đến đầu gối hoặc miếng đệm bảo vệ ống chân khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác.

Cách kiểm soát bệnh đái tháo đường

Bệnh da do đái tháo đường là một vấn đề phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường, có đặc trưng là những tổn thương nhỏ màu nâu hoặc đỏ trên da. Những tổn thương này vô hại và không gây đau đớn nhưng cũng không nên vì thế mà bỏ qua.

Điều quan trọng là phải kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường bằng các biện pháp như thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kiểm soát tốt tình trạng bệnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường như tổn thương thần kinh, tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh thận và bệnh về mắt. Người mắc bệnh đái tháo đường cần tái khám định kỳ để đánh giá và điều chỉnh kế hoạch điều trị nhằm kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.

Nếu uống thuốc theo đúng chỉ định mà lượng đường trong máu vẫn ở mức cao thì cần báo cho bác sĩ. Điều đó cho thấy phương pháp điều trị hiện tại đang không hiệu quả và cần phải thay đổi.

Cố gắng tập thể dục ít nhất 3 đến 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút. Tập thể dục thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe tổng thể. Người bệnh có thể chọn bất cứ bài tập nào như đi bộ, chạy bộ, tập cardio, đạp xe, bơi lội hay chơi một môn thể thao.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây, rau củ tươi và thịt nạc. Đối với những người thừa cân, giảm cân sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu.

Ngoài ra còn có nhiều thay đổi về lối sống khác cũng giúp duy trì đường huyết khỏe mạnh và kiểm soát bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như bỏ thuốc lá và hạn chế căng thẳng.

Để phòng ngừa bệnh da do đái tháo đường, hãy chú ý bảo vệ cẳng chân và bàn chân vì đây là những khu vực có nguy cơ bị bệnh cao nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: đái tháo đường
Tin liên quan
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường, có thể xảy ra với cả đái tháo đường type 1 và type 2. Mắc bệnh đái tháo đường càng lâu thì nguy cơ gặp phải biến chứng về thận càng cao. Ngoài ra, nguy cơ sẽ cao hơn nếu như có tiền sử gia đình bị bệnh thận hoặc có các vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp.

Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không phải lúc nào tăng đường huyết biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần và gây tổn hại nhiều cơ thể trong cơ thể.

Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh đái tháo đường không?
Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh đái tháo đường không?

Theo thời gian, lượng đường trong máu liên tục ở mức cao sẽ gây tổn hại các cơ quan khắp cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng. Ở một số người, các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây