1

Điều trị đái tháo đường do steroid bằng cách nào?

Điều trị đái tháo đường do steroid bằng cách nào? Điều trị đái tháo đường do steroid bằng cách nào?

Đái tháo đường do steroid là gì?

Đái tháo đường do steroid là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao sau khi sử dụng steroid. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người có hoặc không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường do steroid giống với đái tháo đường type 2 hơn là đái tháo đường type 1. Đái tháo đường do steroid và đái tháo đường type 2 xảy ra khi các tế bào cơ thể không phản ứng tốt với insulin còn bệnh đái tháo đường type 1 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất insulin.

Trong hầu hết các trường hợp, đái tháo đường do steroid tự khỏi sau khi ngừng dùng steroid.

Tuy nhiên, đôi khi việc tiếp tục sử dụng steroid trong thời gian dài dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Một khi mắc đái tháo đường type 2, người bệnh sẽ phải duy trì điều trị suốt đời.

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 khi dùng steroid lâu dài:

  • Có người thân trong gia đình bị đái tháo đường type 2
  • Thừa cân
  • Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang
  • 40 tuổi trở lên và người da trắng
  • 25 tuổi trở lên và là người gốc Nam Á hoặc Trung Đông

Yếu tố môi trường và gen đều có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Nguyên nhân gây đái tháo đường do steroid

Thông thường, khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ tạo ra insulin. Hormone này báo cho gan giảm giải phóng đường vào máu.

Steroid khiến cho gan phản ứng kém hơn với hormone insulin và tiếp tục giải phóng đường ngay cả khi lượng đường trong máu đã ở mức cao. Tình trạng này làm cho tuyến tụy ngừng sản xuất insulin.

Ngoài ra, steroid còn “bắt chước” hoạt động của cortisol - một loại hormone được tạo ra bởi tuyến thượng thận và có liên quan đến phản ứng căng thẳng của cơ thể. Khi ở trong tình huống căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn. Lượng cortisol cao hơn bình thường làm cho các tế bào mỡ và cơ giảm độ nhạy với insulin. Điều này khiến những người mắc bệnh đái tháo đường phải dùng thêm thuốc hoặc insulin để ổn định đường huyết.

Sử dụng steroid trong thời gian dài có thể dẫn đến kháng insulin - tình trạng các tế bào phản ứng kém hoặc dừng phản ứng với insulin và dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Tình trạng này được gọi là đái tháo đường do steroid.

Đôi khi việc dùng steroid là bắt buộc. Steroid thường được sử dụng để giảm viêm.

Khi dùng steroid, điều quan trọng là phải biết các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, chẳng hạn như theo dõi các triệu chứng và chỉ dùng steroid trong thời gian ngắn.

Triệu chứng của đái tháo đường do steroid

Các triệu chứng của đái tháo đường do steroid cũng tương tự như triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Đôi khi, đái tháo đường do steroid không biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi lượng đường trong máu tăng quá cao.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường do steroid gồm có:

  • Khô miệng
  • Mờ mắt
  • Khát liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Sụt cân
  • Da khô hoặc ngứa ngáy
  • Buồn nôn, nôn mửa

Điều trị đái tháo đường do steroid

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, đồng thời đánh giá nguy cơ tăng đường huyết và kháng insulin. Liều dùng, loại và tần suất sử dụng steroid cũng là những điều quan trọng cần lưu ý trước khi quyết định kế hoạch điều trị.

Trong một số trường hợp, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất là đủ để điều trị đái tháo đường do steroid nhưng cũng có thể phải sử dụng thuốc đường uống hoặc insulin.

Phương pháp điều trị bước đầu sẽ tùy thuộc vào liều dùng steroid và mức đường huyết. Các lựa chọn thuốc gồm có insulin, metformin và sulfonylureas.

Tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường và người có nguy cơ cao bị đái tháo đường do steroid đều cần phải theo dõi đường huyết để ngăn ngừa các biến chứng do tăng đường huyết.

Khi giảm liều steroid thì phải giảm cả các loại thuốc đường uống điều trị đái tháo đường và insulin. Người bệnh nên đi tái khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị.

Tầm quan trọng của thay đổi lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, bao gồm cả đái tháo đường do steroid.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Mặc dù tập thể dục có thể giúp giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng cần nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện để được hướng dẫn chế độ tập an toàn và không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Dùng steroid khi mắc bệnh đái tháo đường

Đôi khi, việc dùng steroid là bắt buộc và không còn lựa chọn nào khác.

Người bị đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng steroid. Khi được kê steroid, hãy cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh đái tháo đường. Bác sĩ có thể sẽ kê loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều steroid cho phù hợp.

Dưới đây là một số điều mà bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý khi dùng steroid:

  • Đo đường huyết thường xuyên hơn, ít nhất 4 lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy đo đường huyết liên tục.
  • Tăng liều insulin hoặc thuốc đường uống dựa trên kết quả đo đường huyết và khuyến nghị của bác sĩ.
  • Kiểm tra mức ceton trong nước tiểu hoặc trong máu.
  • Báo cho bác sĩ ngay lập tức khi đường huyết quá cao và dùng thuốc cũng không có tác dụng.
  • Mang theo viên nén glucose, kẹo hoặc nước trái cây đề phòng trường hợp hạ đường huyết.

Tóm tắt bài viết

Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, dùng steroid cũng tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ. Một trong những rủi ro đó là đái tháo đường do steroid.

Đái tháo đường do steroid có thể điều trị được nhưng bất cứ ai dùng steroid cũng nên hiểu rõ về tác dụng phụ này.

Đái tháo đường do steroid thường tự khỏi sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng steroid nhưng đôi khi đái tháo đường do steroid tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Những người vốn có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại steroid nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là đau chân và chuột rút chân. Những biến chứng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh hay còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thì tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Đây có thể là hậu quả trực tiếp của tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài.

Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận. Điều này xảy ra khi thận không còn lọc máu hiệu quả.

Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh da do đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả da. Bệnh da do đái tháo đường là một vấn đề khá phổ biến ở những người sống chung với đái tháo đường.

Cách điều trị đau thần kinh do đái tháo đường
Cách điều trị đau thần kinh do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra các vấn đề về lâu dài trên khắp cơ thể, đặc biệt là khi không kiểm soát tốt lượng đường trong máu và lượng đường trong máu liên tục ở mức cao trong nhiều năm. Đường trong máu cao có thể gây ra bệnh thần kinh đái tháo đường – tình trạng tổn thương các dây thần kinh truyền tín hiệu từ bàn tay và bàn chân (bệnh thần kinh ngoại biên).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây