1

Insulin có vai trò gì đối với cơ thể?

Insulin là một loại hormone tự nhiên được tạo ra bởi tuyến tụy, có chức năng kiểm soát cách cơ thể sử dụng và dự trữ đường trong máu (glucose). Insulin giống như một chiếc chìa khóa cho phép glucose đi vào các tế bào khắp cơ thể.
Insulin Insulin có vai trò gì đối với cơ thể?

Insulin là một phần quan trọng của quá trình trao đổi chất. Nếu không có insulin, cơ thể sẽ ngừng hoạt động.

Khi chúng ta ăn uống, tuyến tụy sẽ tiết insulin để giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ glucose - một loại đường có trong carbohydrate. Insulin còn giúp cơ thể tích trữ năng lượng.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin. Ở người mắc bệnh tiểu đường type 2, tuyến tụy ban đầu vẫn tạo ra insulin nhưng các tế bào của cơ thể lại không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Xem thêm: Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, glucose sẽ tích tụ trong máu thay vì được vận chuyển vào các tế bào để trở thành năng lượng hoặc dự trữ. Lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể.

Xét nghiệm máu sẽ cho biết đường huyết đang ở mức cao, bình thường hay thấp.

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh thận, tổn thương thần kinh, các vấn đề về tim, mắt và dạ dày.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần liệu pháp insulin để tồn tại. Một số người bị tiểu đường type 2 cũng phải điều trị bằng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng.

Ở những người bị tiểu đường, liệu pháp insulin có vai trò thực hiện thay chức năng của tuyến tụy. Có các loại insulin như sau:

  • Insulin tác dụng nhanh: đi vào máu trong vòng 15 phút và duy trì hiệu quả trong 4 tiếng.
  • Insulin tác dụng ngắn: đi vào máu trong vòng 30 phút và duy trì hiệu quả trong 6 tiếng.
  • Insulin tác dụng trung bình: đi vào máu trong vòng 2 đến 4 tiếng và duy trì hiệu quả trong khoảng 18 tiếng.
  • Insulin tác dụng kéo dài: bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng vài tiếng và giữ ổn định đường huyết rong khoảng 24 tiếng.

Các vị trí tiêm insulin

Insulin thường được tiêm vào bụng nhưng cũng có thể tiêm vào bắp tay, đùi hoặc mông.

Bệnh nhân cần thay đổi vị trí tiêm thường xuyên. Việc tiêm nhiều lần ở một vị trí có thể gây tích tụ mỡ và điều này sẽ làm giảm sự hấp thụ insulin.

Máy bơm insulin

Ngoài phương pháp tiêm truyền thống, máy bơm insulin cũng là một cách để đưa insulin vào cơ thể. Thay vì bệnh nhân phải tự tiêm insulin, máy bơm sẽ thường xuyên cung cấp insulin liều thấp trong suốt cả ngày.

Máy bơm insulin gồm có một ống thông nhỏ được đưa vào mô mỡ dưới da bụng. Máy còn có một buồng chứa insulin và ống hẹp vận chuyển insulin từ buồng chứa đến ống thông.

Người dùng cần nạp thêm insulin vào buồng chứa khi sử dụng hết. Để tránh bị nhiễm trùng thì nên thay đổi vị trí đặt ống thông sau mỗi 2 đến 3 ngày.

Insulin được sản xuất trong tuyến tụy

Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ đi đến dạ dày và ruột non, tại đây thức ăn được phân hủy thành các chất dinh dưỡng, trong đó có glucose. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu.

Tuyến tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Tuyến tụy tạo ra các enzyme phân hủy chất béo, tinh bột và đường trong thức ăn. Tuyến tụy còn tiết ra insulin và các hormone khác vào máu.

Insulin được tạo ra trong các tế bào beta của tuyến tụy. Tế bào beta chiếm khoảng 75% tế bào hormone của tuyến tụy.

Các hormone khác do tuyến tụy tạo ra còn có:

  • Glucagon: có chức năng báo cho gan tăng tiết glucose khi lượng đường trong máu quá thấp
  • Gastrin: kích thích sản xuất axit dạ dày
  • Amylin: kiểm soát cảm giác thèm ăn

Tạo và phân phối năng lượng

Chức năng của insulin là giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng và phân phối năng lượng đi khắp cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch.

Nếu không có insulin, các tế bào sẽ không được cung cấp năng lượng và phải tìm nguồn năng lượng thay thế. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Glucose thừa được dự trữ trong gan

Insulin giúp gan tiếp nhận lượng glucose thừa trong máu. Khi đã có đủ năng lượng, gan sẽ dự trữ lượng glucose chưa dùng đến đẻ cơ thể dùng làm năng lượng sau này.

Lúc này, gan sẽ tự sản xuất ra ít glucose hơn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Gan giải phóng ra một lượng nhỏ glucose vào máu trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn để giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.

Glucose thừa còn được dự trữ trong cơ và mỡ

Insulin giúp tế bào cơ và mỡ dự trữ lượng glucose thừa để lượng đường trong máu không tăng cao.

Insulin phát tín hiệu báo cho các tế bào cơ và mỡ ngừng phân hủy glucose để giúp ổn định đường huyết.

Sau đó, các tế bào bắt đầu tạo ra glycogen - dạng dự trữ của glucose. Glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể khi lượng đường trong máu giảm.

Khi gan không thể dự trữ thêm glycogen, insulin sẽ kích hoạt các tế bào mỡ tiếp nhận glucose. Glucose được dự trữ dưới dạng triglyceride - một loại chất béo trong máu và có thể được sử dụng để tạo năng lượng sau này.

Cơ chế cân bằng đường huyết

Đường trong máu hay glucose, được cơ thể sử dụng để sản sinh năng lượng. Khi chúng ta ăn uống, glucose được tạo ra từ carbohydrate trong thức ăn. Glucose co thể được sử dụng ngay lập tức làm năng lượng hoặc được dự trữ trong các tế bào. Insulin giúp giữ cho lượng glucose trong máu ở mức bình thường.

Insulin thực hiện điều này bằng cách đưa glucose ra khỏi máu và vận chuyển vào các tế bào khắp cơ thể. Sau đó, các tế bào sử dụng glucose để tạo năng lượng và dự trữ lượng glucose dư thừa trong gan, cơ hoặc mô mỡ.

Lượng glucose trong máu quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài bệnh tiểu đường, tình trạng này còn có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, thận, mắt và thần kinh.

Các tế bào đều cần năng lượng

Các tế bào trong mọi bộ phận của cơ thể đều cần năng lượng để hoạt động bình thường. Insulin cung cấp glucose mà các tế bào sử dụng để làm năng lượng.

Nếu không có insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu thay vì được vận chuyển vào các tế bào, điều này dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như tăng đường huyết.

Ngoài glucose, insulin còn đưa axit amin vào các tế bào của cơ thể, từ đó làm hình thành khối cơ. Insulin còn giúp các tế bào hấp thụ các chất điện giải như kali để giữ cho lượng chất lỏng trong cơ thể luôn ở mức bình thường.

Vấn đề phát sinh khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp

Khi đi vào máu, insulin sẽ giúp các tế bào khắp cơ thể - bao gồm cả tế bào của hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch - hấp thụ glucose. Nhiệm vụ của hệ tuần hoàn là vận chuyển insulin.

Miễn là tuyến tụy sản xuất đủ insulin và cơ thể sử dụng insulin hiệu quả thì lượng đường trong máu sẽ luôn được giữ ở mức bình thường.

Sự tích tụ glucose trong máu (tăng đường huyết) có thể gây ra các vấn đề như tổn thương thần kinh (bệnh lý thần kinh), tổn hại thận và các vấn đề về mắt. Các triệu chứng của tăng đường huyết gồm có khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần.

Quá ít glucose trong máu (hạ đường huyết) có thể gây cáu gắt, mệt mỏi và đầu óc không tỉnh táo. Nếu không được can thiệp kịp thời, hạ đường huyết sẽ dẫn đến mất ý thức.

Kiểm soát mức ceton

Insulin giúp tế bào sử dụng glucose để tạo năng lượng. Khi các tế bào không thể sử dụng lượng glucose thừa, chúng sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này tạo ra một chất hóa học có tên là ceton.

Ceton được đào thải ra ngoài qua nước tiểu nhưng đôi khi ceton được tạo ra quá nhanh và thận không thể đào thải kịp. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm gọi là nhiễm toan ceton. Các triệu chứng của nhiễm toan ceton gồm có hơi thở có mùi trái cây hoặc axeton, khô miệng, buồn nôn và nôn.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Cách sử dụng máy bơm insulin
Cách sử dụng máy bơm insulin

Máy bơm insulin là một thiết bị nhỏ mà người bệnh luôn đeo bên người để đưa insulin vào cơ thể. Đây là một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin thường xuyên và một số loại máy bơm insulin có chức năng kết nối với máy đo đường huyết liên tục để cung cấp insulin ngay khi lượng đường trong máu tăng cao.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Ưu điểm và cách sử dụng bút tiêm insulin
Ưu điểm và cách sử dụng bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin là một lựa chọn thuận tiện để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những dụng cụ này có kích thước nhỏ gọn nên có thể dễ dàng mang theo và có chứa sẵn insulin nên đây là một giải pháp lý tưởng khi cần di chuyển.

Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào?
Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào?

Bệnh tiểu đường thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, kết hợp với thuốc đường uống hoặc insulin nếu cần thiết. Tất cả những người bị bệnh tiểu đường type 1 đều phải sử dụng insulin suốt đời và một số người bị tiểu đường type 2 cũng phải sử dụng insulin.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây