1

Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào?

Bệnh tiểu đường thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, kết hợp với thuốc đường uống hoặc insulin nếu cần thiết. Tất cả những người bị bệnh tiểu đường type 1 đều phải sử dụng insulin suốt đời và một số người bị tiểu đường type 2 cũng phải sử dụng insulin.
Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào? Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào?

Các cách sử dụng insulin

Có nhiều cách khác nhau để đưa insulin vào cơ thể, gồm có bơm kim tiêm, bút tiêm, máy bơm insulin và máy phun tia. Bơm kim tiêm vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì ít tốn kém.

Có nhiều loại bơm kim tiêm, mỗi loại chứa được lượng insulin và có kích thước kim khác nhau. Bơm kim tiêm gồm có vỏ ngoài làm bằng nhựa, một núm nhỏ ở đầu để gắn kim, kim và pít-tông bên trong để đẩy thuốc ra ngoài. Bơm kim tiêm được vứt đi sau mỗi lần sử dụng.

Kim được sử dụng để tiêm insulin thường có chiều dài 12,7mm. Nghiên cứu gần đây cho thấy kim 8mm, 6mm và 4mm cũng có hiệu quả tương đương mà lại ít gây đau đớn hơn.

Xem thêm: Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường

Tiêm insulin ở vị trí nào trên cơ thể?

Insulin được tiêm dưới da, cụ thể là vào lớp mỡ giữa da và cơ.

Insulin nên được tiêm vào mô mỡ ngay bên dưới da. Nếu tiêm insulin sâu hơn vào lớp cơ, cơ thể sẽ hấp thụ insulin quá nhanh, tác dụng không duy trì được lâu và khi tiêm sẽ đau nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Những người phải sử dụng insulin hàng ngày nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên. Điều này rất quan trọng vì tiêm nhiều lần ở cùng một chỗ có thể gây loạn dưỡng mỡ - tình trạng mỡ bị phân hủy hoặc tích tụ dưới da, gây nổi cục hoặc vết lõm cản trở sự hấp thụ insulin.

Người bệnh có thể tiêm vào các vị trí khác nhau ở bụng, mỗi vị trí cách nhau khoảng 2,5cm hoặc cũng có thể tiêm insulin vào các bộ phận khác của cơ thể, gồm có đùi, cánh tay và mông.

Tiêm vào bụng

Bụng là một vị trí thích hợp để tiêm insulin. Tại đây, insulin được hấp thụ nhanh hơn, dễ dự đoán hơn và vị trí này cũng dễ tiếp cận hơn so với các vị trí khác trên cơ thể. Có thể tiêm vào vị trí bất kỳ ở khu vực giữa bờ dưới xương sườn và vùng mu nhưng tránh tiêm ở khu vực 5cm xung quanh rốn.

Ngoài ra cũng không nên tiêm vào vùng xung quanh vết sẹo, nốt ruồi hoặc các khuyết điểm khác trên da. Những khuyết điểm này có thể cản trở sự hấp thụ insulin. Tránh các mạch máu bị vỡ và tĩnh mạch bị giãn.

Tiêm vào đùi

Có thể tiêm insulin vào vùng đùi trên bên ngoài, khoảng 10cm tính từ bẹn xuống và 10cm từ đầu gối lên.

Tiêm vào bắp tay

Tiêm vào vùng mỡ ở mặt sau của bắp tay.

Các bước tiêm insulin

Trước khi tiêm cần nhớ kiểm tra chất lượng của insulin. Nếu bảo quản insulin trong tủ lạnh thì cần lấy ra và chờ insulin trở về nhiệt độ phòng mới sử dụng. Nếu insulin bị đục, hãy trộn đều các thành phần bằng cách lăn lọ đựng giữa hai lòng tay trong vài giây. Không được lắc lọ. Insulin tác dụng ngắn không pha trộn với các loại insulin khác sẽ không bị đục. Nếu thấy insulin có lẫn hạt nhỏ, đặc hoặc đổi màu thì phải vứt ngay.

Các bước tiêm insulin như sau:

Bước 1

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Lọ insulin
  • Bơm kim tiêm
  • Bông tẩm cồn
  • Băng, gạc
  • Hộp giấy an toàn đựng bơm kim tiêm đã qua sử dụng

Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, chú ý rửa cả mu bàn tay, kẽ ngón tay và dưới móng tay. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên xoa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây trước khi rửa bằng nước.

Bước 2

Cầm bơm kim tiêm thẳng đứng (kim hướng lên trên) và kéo pít-tông xuống cho đến khi đầu của pít-tông ở vạch liều lượng cần tiêm.

Bước 3

Tháo nắp lọ đựng insulin và kim tiêm. Nếu dùng lượng insulin còn lại của lần tiêm trước, hãy lau miệng lọ bằng tăm bông.

Bước 4

Cắm kim tiêm vào lọ insulin và đẩy pít-tông để không khí trong xi lanh đi vào trong lọ. Không khí sẽ thế chỗ lượng insulin được rút ra.

Bước 5

Giữ nguyên kim trong lọ insulin và lật ngược lọ. Kéo pít-tông xuống cho đến khi đầu pít-tông màu đen chạm đến vạch ghi liều lượng cần tiêm trên vỏ ống tiêm.

Bước 6

Nếu thấy có bọt khí trong ống tiêm, gõ nhẹ thân ống để không khí thoát lên trên. Đẩy pít-tông để đẩy không khí trở lại lọ. Kéo lại pít-tông xuống cho đến khi chạm đến vạch ghi liều lượng cần tiêm.

Bước 7

Đặt lọ insulin xuống và cầm ống tiêm giống như khi cầm phi tiêu, bỏ ngón tay ra khỏi pít-tông.

Bước 8

Dùng bông tẩm cồn lau vị trí tiêm. Chờ vài phút cho cồn khô trước khi cắm kim.

Bước 9

Nhéo nhẹ da ở vị trí tiêm lên từ 2.5 đến 5cm để tránh tiêm vào cơ (Nếu sử dụng kim nhỏ thì không cần nhéo). Cắm kim xuống vuông góc với bề mặt da. Đẩy pít-tông xuống hết cỡ và đợi 10 giây.

Bước 10

Dừng nhéo da ngay lập tức sau khi đẩy pít-tông xuống và rút kim ra. Không chà xát lên vết tiêm. Vị trí tiêm có thể sẽ hơi chảy máu. Nếu cần thì có thể dùng gạc ấn nhẹ lên vị trí tiêm và băng lại.

Bước 11

Bỏ bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp giấy an toàn.

Mẹo tiêm insulin bớt đau và hiệu quả

Áp dụng những điều sau để tiêm đỡ đau và hiệu quả hơn:

  • Áp nước đá lên vị trí tiêm vài phút trước khi sát trùng bằng cồn.
  • Chờ cồn khô trước khi cắm kim tiêm để bớt châm chích.
  • Không tiêm vào chân lông.

Tóm tắt bài viết

Insulin là một loại hormone giúp tế bào sử dụng glucose (đường) làm năng lượng. Insulin hoạt động như một chiếc chìa khóa, cho phép đường đi từ máu vào tế bào. Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra insulin. Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Theo thời gian, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc dừng sản xuất insulin hoàn toàn, tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh và cơ thể sẽ không còn khả năng kiểm soát đường huyết.

Bệnh tiểu đường thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, kết hợp với thuốc đường uống hoặc insulin nếu cần thiết. Tất cả những người bị bệnh tiểu đường type 1 đều phải sử dụng insulin suốt đời và một số người bị tiểu đường type 2 cũng phải sử dụng insulin. Việc phải duy trì liệu pháp insulin suốt đời nghe có vẻ khó khăn nhưng sau một thời gian, việc tiêm insulin sẽ trở nên dễ dàng hơn và trở thành một phần trong thói quen hàng ngày.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: insulin, Tiêm insulin
Tin liên quan
Nên Tiêm Insulin Trước Hay Sau Ăn
Nên Tiêm Insulin Trước Hay Sau Ăn

Nên tiêm insulin trước hay sau ăn là tốt với bệnh nhân tiểu đường? Liệu pháp insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng

Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Cách sử dụng máy bơm insulin
Cách sử dụng máy bơm insulin

Máy bơm insulin là một thiết bị nhỏ mà người bệnh luôn đeo bên người để đưa insulin vào cơ thể. Đây là một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin thường xuyên và một số loại máy bơm insulin có chức năng kết nối với máy đo đường huyết liên tục để cung cấp insulin ngay khi lượng đường trong máu tăng cao.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây