1

Cách sử dụng máy bơm insulin

Máy bơm insulin là một thiết bị nhỏ mà người bệnh luôn đeo bên người để đưa insulin vào cơ thể. Đây là một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin thường xuyên và một số loại máy bơm insulin có chức năng kết nối với máy đo đường huyết liên tục để cung cấp insulin ngay khi lượng đường trong máu tăng cao.
Cách sử dụng máy bơm insulin Cách sử dụng máy bơm insulin

Một đánh giá tài liệu vào năm 2019 ước tính có khoảng 350.000 người sử dụng máy bơm insulin tại Mỹ. Khoảng 90% người sử dụng máy bơm insulin mắc bệnh tiểu đường type 1 và 10% còn lại mắc bệnh tiểu đường type 2. Những người bị tiểu đường type 1 phụ thuộc vào insulin và phải tiêm insulin để giữ đường huyết luôn ổn định.

Bài viết này sẽ giải thích cơ chế hoạt động của máy bơm insulin cùng những ưu và nhược điểm của thiết bị này.

Công dụng của máy bơm insulin

Máy bơm insulin mô phỏng chức năng của tuyến tụy. Tuyến tụy tiết ra insulin để đáp ứng với những thay đổi về lượng đường trong máu. Nhưng ở những người bị tiểu đường, cơ thể không tiết ra insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Do đó, người bệnh phải bổ sung insulin từ bên ngoài.

Máy bơm insulin cung cấp liều lượng insulin nền hay liều đã được định sẵn vào cơ thể qua một ống thông được đặt ngay dưới lớp biểu bì của da. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng insulin cần sử dụng mỗi ngày.

Máy bơm insulin cũng có thể cung cấp liều insulin bolus ngoài liều insulin nền. Liều insulin bolus thường được sử dụng trước bữa ăn. Tuy nhiên, máy bơm sẽ không tự động cung cấp liều insulin bolus. Người dùng cần cài đặt máy để kiểm soát liều bolus. Liều insulin bolus được xác định dựa trên lượng carb tiêu thụ và mức độ hoạt động thể chất.

Máy bơm insulin cung cấp lượng insulin đúng theo mức được cài đặt chứ không tự điều chỉnh theo sự thay đổi insulin tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, một số loại máy có thể điều chỉnh liều lượng insulin nền dựa trên kết quả của máy đo đường huyết liên tục.

Những thiết bị này phức tạp hơn và người dùng có thể phải tham gia một khóa học ngắn để có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Cấu tạo của máy bơm insulin

Máy bơm insulin có kích thước rất đa dạng nhưng đa số có kích thước nhỏ gọn, tương đương bộ bài. Người dùng đeo thiết bị này bên ngoài cơ thể.

Máy bơm insulin thường gồm có 3 bộ phận chính là:

  • Màn hình hiển thị
  • Khoang đựng insulin
  • Ống thông hẹp gắn dưới da

Ống thông có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng thường được đặt ở bụng, đùi hoặc mông.

Ống thông có chức năng dẫn insulin từ máy vào trong cơ thể. Người dùng đặt đầu nhỏ của ống thông vào bên dưới da và sau đó che vị trí đặt ống bằng một miếng băng keo trong suốt hoặc màu da để giữ cố định ống và ngăn ống bị bật ra trong quá trình sử dụng.

Một số loại máy bơm insulin hiện đại ngày nay có thêm các tính năng như:

  • Phát hiện hạ đường huyết và dừng cung cấp insulin
  • Màn hình cảm ứng
  • Chống thấm nước, cho phép người dùng có thể đeo máy xuống nước đến một độ sâu nhất định
  • Không dây

Bên cạnh máy bơm insulin truyền thống, hiện nay còn có loại máy bơm insulin dạng miếng dán. Loại máy bơm insulin này có dạng mỏng dẹt, được gắn trực tiếp lên da và không có ống thông.

Việc lựa chọn máy bơm insulin phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường, nhu cầu insulin, lối sống và tuổi tác. Một số máy bơm insulin không sử dụng được cho trẻ em. Tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn chọn máy bơm insulin phù hợp.

Ưu điểm của máy bơm insulin

Dùng máy bơm insulin là một cách thuận tiện để kiểm soát lượng đường trong máu và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số ưu điểm của máy bơm insulin.

  • Không cần phải chủ động tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày.
  • Người bệnh được hỗ trợ xác định liều lượng insulin bolus.
  • Giúp ích cho việc sử dụng liều bolus nhiều lần trong ngày.
  • Cho phép định lượng insulin chính xác hơn so với bút tiêm insulin.
  • Một số loại máy bơm insulin kết nối với máy đo đường huyết liên tục và có thể kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể tùy theo sự thay đổi đường huyết.
  • Người dùng có thể sinh hoạt thoải mái hơn vì không cần phải tiêm nhiều lần hàng ngày.

Nhược điểm của máy bơm insulin

  • Không phải ai cũng phù hợp sử dụng máy bơm insulin. Dưới đây mà một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi quyết định dùng máy bơm insulin.
  • Có thể phải trải qua khóa học ngắn và luyện tập nhiều để sử dụng máy bơm insulin đúng cách. Vì lý do này nên máy bơm insulin thường không phù hợp với trẻ nhỏ
  • Giá cao hơn so với tiêm insulin hàng ngày.
  • Cần có phương án dự phòng trong trường hợp máy bơm bị hỏng.
  • Một số loại máy bơm insulin khó sử dụng hoặc có kích thước lớn và gây vướng víu

Mặc dù cả máy bơm insulin và tiêm insulin hàng ngày đều là phương pháp hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu nhưng máy bơm insulin sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và nguy cơ hạ đường huyết thấp hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là phải theo dõi đường huyết một cách sát sao và thực hiện đúng theo kế hoạch điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Cách sử dụng máy bơm insulin

Trước khi bắt đầu sử dụng máy bơm insulin, người dùng phải biết cách:

  • gắn bộ phận truyền dẫn vào cơ thể
  • thay insulin trong khoang chứa của máy
  • khắc phục sự cố
  • thay bộ phận truyền dẫn
  • sử dụng các tính năng khác nhau của thiết bị

Hầu hết các loại máy bơm insulin đều có bộ phận tính toán liều lượng insulin bolus. Liều insulin bolus được xác định dựa trên lượng carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày.

Một số loại máy bơm insulin còn có chức năng kiểm soát liều bolus trong 2 đến 3 tiếng. Chức năng này giúp ngăn ngừa hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu quá thấp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Người dùng phải thay insulin trong máy bơm theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Ví dụ, theo một nghiên cứu vào năm 2019, các công thức insulin tác dụng nhanh như lispro và aspart phải được thay sau mỗi 144 tiếng hoặc 6 ngày. Trong khi đó, insulin glulisine cần được thay sau mỗi 48 tiếng.

Người dùng nên thay đổi vị trí bơm insulin sau mỗi 2 đến 3 ngày vì sau khoảng thời gian này, vị trí bơm có thể bị loạn dưỡng mỡ và dẫn đến giảm hấp thu insulin.

Cần lưu ý rằng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào máy bơm insulin. Cho dù sử dụng máy bơm insulin thì người bệnh vẫn phải đo đường huyết thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Tóm tắt bài viết

Sử dụng máy bơm insulin là một giải pháp thay thế cho việc tự tiêm insulin nhiều lần hàng ngày. Máy bơm insulin chủ yếu được sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nhưng một số ít người bị tiểu đường type 2 cũng sử dụng thiết bị này.

Hầu hết máy bơm insulin đưa insulin vào cơ thể qua một ống thông hẹp gắn dưới da nhưng hiện nay có cả máy bơm insulin dạng miếng dán, đưa insulin trực tiếp vào cơ thể mà không cần ống thông.

Máy bơm insulin là một lựa chọn phù hợp với những người không muốn tiêm insulin hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải tập luyện để sử dụng máy đúng cách.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: insulin, máy bơm insulin
Tin liên quan
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Insulin tác dụng kéo dài: Cơ chế hoạt động và cách sử dụng
Insulin tác dụng kéo dài: Cơ chế hoạt động và cách sử dụng

Insulin tác dụng kéo dài còn được gọi là insulin nền (basal insulin) vì loại insulin này liên tục hoạt động trong cơ thể suốt cả ngày để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Cách kiểm soát tăng cân khi dùng insulin
Cách kiểm soát tăng cân khi dùng insulin

Sử dụng insulin có thể gây tăng cân nhưng không được vì thế mà giảm liều hay ngừng sử dụng insulin. Điều này sẽ gây tăng đường huyết và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về lâu dài. Có nhiều cách để kiểm soát cân nặng khi dùng insulin, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục.

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây