1

Nên Tiêm Insulin Trước Hay Sau Ăn

Nên tiêm insulin trước hay sau ăn là tốt với bệnh nhân tiểu đường? Liệu pháp insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nên Tiêm Insulin Trước Hay Sau Ăn Nên Tiêm Insulin Trước Hay Sau Ăn

Người bệnh có thể chỉ cần dùng một loại insulin duy nhất hoặc kết hợp nhiều loại trong suốt cả ngày. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố lối sống, chế độ ăn uống và mức độ kiểm soát đường huyết giữa các bữa ăn.

Liệu pháp insulin sẽ phức tạp hơn so với thuốc đường uống. Có nhiều cách để đưa insulin vào cơ thể, gồm có tiêm bằng bơm kim tiêm hoặc bút tiêm và máy bơm insulin.

Dưới đây là một số điều người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi sử dụng liệu pháp tiêm insulin.

>>> Xem thêm: Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường

Thay đổi vị trí tiêm thường xuyên

Không nên tiêm insulin ở cùng một vị trí nhiều lần liên tiếp để tránh bị loạn dưỡng mỡ - tình trạng mỡ dưới da bị phân hủy hoặc tích tụ lại và tạo thành cục hoặc vết lõm gây cản trở sự hấp thụ insulin.

Thay vào đó, hãy thay đổi vị trí tiêm thường xuyên. Vị trí tiêm insulin lý tưởng nhất là những vùng có nhiều mỡ trên cơ thể, chẳng hạn như bụng, mặt trước hoặc mặt ngoài của đùi, phần trên của mông và bắp tay. Lần tiêm sau có thể tiêm ở một điểm khác trong cùng một vùng hoặc chuyển hẳn sang một vùng khác.

Vị trí tiêm sau phải cách vị trí tiêm trước ít nhất 5cm. Không tiêm quá gần rốn, cách rốn ít nhất 5cm và không tiêm vào nốt ruồi hay vết sẹo.

Đối với insulin tác dụng nhanh (insulin bữa ăn), tốt nhất nên tiêm vào cùng một khu vực trên cơ thể vào bữa sáng/trưa/tối hàng ngày. Ví dụ, có thể tiêm vào bụng trước bữa sáng, tiêm vào đùi trước bữa trưa và tiêm vào bắp tay trước bữa tối.

Sát khuẩn da trước khi tiêm

Sát khuẩn da bằng bông nhúng cồn isopropyl, bông tẩm sẵn cồn hoặc rửa với xà phòng và nước trước khi tiêm insulin. Chờ 20 giây cho da khô hoàn toàn rồi mới tiêm. Điều này giúp tránh nhiễm trùng. Ngoài ra cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm trước khi cầm kim tiêm.

Tiêm insulin trước hay sau ăn
Tiêm insulin trước hay sau ăn

Đo đường huyết thường xuyên và ghi lại kết quả đo

Khi điều trị bằng liệu pháp insulin, người bệnh cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng máy đo đường huyết thông thường hoặc máy đo đường huyết liên tục. Việc phải kiểm tra đường huyết liên tục có thể hơi mất thời gian nhưng đó là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Kết quả đo đường huyết có thể thay đổi theo mức độ căng thẳng, mức độ hoạt động thể chất, tình trạng sức khỏe, thay đổi trong chế độ ăn uống và sự thay đổi nội tiết tố. Nếu mức đường huyết có sự thay đổi lớn thì có thể sẽ phải điều chỉnh liều insulin.

Ghi lại kết quả của mỗi lần đo đường huyết vào một cuốn sổ hoặc ứng dụng theo dõi trên điện thoại và cho bác sĩ xem khi đi tái khám. Bác sĩ sẽ dựa trên thông tin này để xác định liều dùng insulin phù hợp.

Tính lượng carb trước khi sử dụng insulin bữa ăn

Trao đổi với bác sĩ về liều insulin bữa ăn cần sử dụng. Liều dùng insulin sẽ tùy thuộc vào lượng carbohydrate có trong bữa ăn và mức đường huyết trước khi ăn. Thời gian đầu, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn chế độ ăn phù hợp và sau một thời gian, người bệnh sẽ hiểu rõ cách tính lượng carb nạp vào cơ thể.

Hiện nay có một số ứng dụng điện thoại giúp tính lượng carb tiêu thụ và liều dùng insulin tương ứng.

Nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết

Hạ đường huyết - tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp - có thể xảy ra khi dùng sai liều insulin, không ăn đủ carb sau khi dùng insulin, tập thể dục nhiều hơn bình thường hoặc bị căng thẳng.

Người mắc bệnh tiểu đường, nhất là những người sử dụng liệu pháp insulin, cần nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết, gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Ngáp liên tục
  • Nói năng không rõ, đầu óc lơ mơ, không tỉnh táo
  • Mất điều hòa (mất khả năng phối hợp động tác và mất thăng bằng)
  • Đổ mồ hôi
  • Da nhợt nhạt
  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Thay đổi về thị lực, chẳng hạn như nhìn mờ
  • Run tay
  • Yếu cơ, kiệt sức
  • Chóng mặt, lâng lâng
Dấu hiệu của hạ đường huyết
Dấu hiệu của hạ đường huyết

Người bệnh cần biết cách xử lý khi bị hạ đường huyết, ví dụ như ăn viên nén glucose, kẹo cứng, nước trái cây hoặc nước ngọt để nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Phải thận trọng sau khi tập thể dục cường độ cao vì điều này có thể làm giảm đường trong máu trong suốt nhiều giờ sau khi tập.

Cho người thân và bạn bè biết về việc sử dụng insulin

Người bệnh nên thông báo cho người thân trong nhà và bạn bè biết về việc sử dụng insulin của bản thân và các tác dụng phụ tiềm ẩn để được giúp đỡ kịp thời khi bị hạ đường huyết do dùng quá nhiều insulin.

Người bệnh cần chuẩn bị sẵn glucagon và hướng dẫn người xung quanh cách tiêm glucagon trong trường hợp bị bất tỉnh.

Không tiêm insulin quá sâu

Nên tiêm insulin vào lớp mỡ ngay dưới da bằng kim tiêm ngắn.

Khi tiêm insulin quá sâu vào cơ, cơ thể sẽ hấp thụ insulin quá nhanh. Hơn nữa, hiệu quả của insulin cũng không kéo dài được lâu và việc tiêm vào cơ sẽ gây đau nhiều hơn so với tiêm vào lớp mỡ dưới da.

Tiêm insulin tác dụng nhanh cách bữa ăn tối đa 15 phút

Insulin tác dụng nhanh (insulin bữa ăn) được sử dụng ngay trước khi ăn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Đúng như tên gọi, insulin tác dụng nhanh sẽ nhanh chóng đi vào máu sau khi tiêm và bắt đầu phát huy tác dụng. Thời gian tiêm và bữa ăn không nên cách nhau quá 15 phút. Nếu để quá 15 phút, lượng đường trong máu có thể sẽ giảm xuống quá thấp và gây ra các triệu chứng hạ đường huyết.

Nếu không thể ăn sau khi tiêm insulin tác dụng nhanh thì nên sử dụng một nguồn cung cấp carbohydrate để tránh bị hạ đường huyết, chẳng hạn như viên nén glucose, nước ép trái cây, nước ngọt, nho khô hay kẹo cứng.

Cách xử lý khi dùng sai liều insulin

Ban đầu, việc xác định liều insulin tác dụng nhanh có thể hơi phức tạp, đặc biệt là khi không biết lượng carbohydrate vào bữa ăn tiếp theo.

Đừng quá lo lắng nếu phát hiện mình đã lỡ tiêm quá nhiều hoặc quá ít insulin.

Trong trường hợp tiêm insulin quá liều, hãy nhanh chóng bổ sung carb hấp thụ nhanh, chẳng hạn như nước trái cây hoặc viên nén glucose. Nếu vẫn chưa yên tâm thì có thể báo cho bác sĩ.

Nếu dùng liều lớn hơn nhiều so với mức cần thiết, chẳng hạn như gấp đôi hoặc gấp ba liều bình thường thì hãy nhờ người xung quanh đưa đến bệnh viện. Trong những trường hợp này, người bệnh cần được theo dõi để kịp thời can thiệp khi xảy ra hạ đường huyết nghiêm trọng.

Nếu tiêm quá ít insulin hoặc quên tiêm trước bữa ăn thì hãy đo đường huyết. Nếu đường huyết quá cao thì cần dùng insulin tác dụng ngắn hoặc tác dụng nhanh để đưa đường huyết trở về phạm vi an toàn. Nếu không chắc chắn về liều lượng cần sử dụng thì hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn.

Sử dụng sai liều tiêm insulin trước hay sau ăn
Sử dụng sai liều tiêm insulin trước hay sau ăn

Nếu nhận thấy đường huyết vẫn cao sau khi đã tiêm bổ sung insulin tác dụng ngắn hoặc tác dụng nhanh thì hãy kiên nhẫn chờ, đừng vội tiêm thêm vì tiêm quá nhiều insulin có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp nguy hiểm.

Khi đến lúc phải tiêm mũi insulin tiếp theo, người bệnh sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn. Cần đo đường huyết thường xuyên hơn bình thường trong 24 giờ sau đó.

Không tự ý thay đổi liều insulin hay ngừng dùng insulin

Nếu tự ý thay đổi loại insulin hay liều dùng mà không có sự đồng ý của bác sĩ, người bệnh có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng.

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 nên tái khám khoảng 3 đến 4 tháng một lần. Khi tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá nhu cầu insulin và điều chỉnh liều dùng hoặc cách dùng nếu cần thiết.

Tóm tắt bài viết

Tiêm insulin thực ra rất đơn giản, an toàn và hiệu quả miễn là hiểu rõ, thực hiện đúng kỹ thuật và theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ để được giải đáp.

>>> Tham khảo thêm: Insulin: Vai Trò Đối Với Bệnh Tiểu Đường - Cách Sử Dụng Và Liều Lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 34 trong 8 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào?
Tiêm insulin ở đâu và tiêm như thế nào?

Bệnh tiểu đường thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, kết hợp với thuốc đường uống hoặc insulin nếu cần thiết. Tất cả những người bị bệnh tiểu đường type 1 đều phải sử dụng insulin suốt đời và một số người bị tiểu đường type 2 cũng phải sử dụng insulin.

Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng

Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Cách sử dụng máy bơm insulin
Cách sử dụng máy bơm insulin

Máy bơm insulin là một thiết bị nhỏ mà người bệnh luôn đeo bên người để đưa insulin vào cơ thể. Đây là một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin thường xuyên và một số loại máy bơm insulin có chức năng kết nối với máy đo đường huyết liên tục để cung cấp insulin ngay khi lượng đường trong máu tăng cao.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây