1

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus là gì?

Phác đồ insulin basal-bolus là một cách để kiểm soát bệnh tiểu đường, trong đó người bệnh sử dụng insulin tác dụng ngắn để ngăn sự tăng đường huyết sau bữa ăn kết hợp với insulin tác dụng dài hơn để giữ ổn định đường huyết trong khoảng thời gian không ăn uống, chẳng hạn như khi ngủ.

Khi thực hiện phác đồ basal-bolus, người bệnh có thể phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày để mô phỏng sự sản sinh insulin tự nhiên ở người khỏe mạnh, trừ khi sử dụng máy bơm insulin hoặc sử dụng insulin tác dụng trung bình thay vì insulin tác dụng kéo dài.

Insulin bolus

Có 2 loại insulin bolus là insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng ngắn.

Insulin tác dụng nhanh được sử dụng ngay trước bữa ăn và bắt đầu phát huy tác dụng sau 15 phút hoặc nhanh hơn. Hiệu quả đạt tối đa trong vòng 30 phút đến 3 tiếng và lưu lại trong máu từ 3 đến 5 tiếng. Insulin tác dụng ngắn hoặc tác dụng thông thường cũng được dùng trước bữa ăn nhưng bắt đầu phát huy tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm, hiệu quả đạt đỉnh sau 2 đến 5 tiếng và lưu lại trong máu đến 12 tiếng.

Khi theo phác đồ insulin linh hoạt, người bệnh sẽ phải tính toán liều lượng insulin bolus cần sử dụng. Người mắc bệnh tiểu đường phải sử dụng insulin để xử lý lượng carbohydrate hấp thụ từ thực phẩm và kiểm soát lượng đường trong máu.

Những người theo phác đồ insulin linh hoạt thường phải tính lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để xác định liều insulin phù hợp. Mỗi đơn vị insulin sẽ tương ứng với một lượng carb nhất định. Ví dụ, nếu cần 1 đơn vị insulin để xử lý 15 gram carb và bữa ăn có 45 gram carb thì sẽ phải sử dụng 3 đơn vị insulin.

Đôi khi, người bệnh sẽ phải thêm hoặc bớt lượng insulin. Nếu lượng đường trong máu trước bữa ăn cao hơn so với mức mục tiêu thì sẽ phải sử dụng liều insulin bolus lớn hơn, còn nếu lượng đường trong máu ở mức thấp thì sẽ phải giảm liều insulin bolus. Ví dụ, nếu lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép 100 mg/dL và hệ số điều chỉnh là 1 đơn vị insulin cho mỗi 50 mg/dL đường huyết thì sẽ phải sử dụng thêm 2 đơn vị insulin bolus trước bữa ăn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách xác định tỷ lệ insulin trên carbohydrate và hệ số điều chỉnh hợp lý.

Insulin nền

Insulin nền (basal) được sử dụng 1 – 2 lần mỗi ngày, thường vào bữa tối hoặc trước khi đi ngủ. Có 2 loại insulin nền. Loại thứ nhất là insulin tác dụng trung bình (ví dụ như Humulin N), bắt đầu phát huy tác dụng từ 90 phút đến 4 tiếng sau khi tiêm, hiệu quả đạt tối đa sau 4 - 12 tiếng và duy trì đến 24 tiếng sau khi tiêm. Loại thứ hai là insulin tác dụng kéo dài (ví dụ như Toujeo), bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 45 phút đến 4 tiếng, không có thời điểm đạt hiệu quả tối đa và tác dụng duy trì đến 24 tiếng sau khi tiêm.

Trong khi ngủ và vào khoảng thời gian không ăn uống giữa các bữa ăn, gan liên tục tiết ra glucose vào máu. Ở những người bị tiểu đường và tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin thì insulin nền đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và giúp các tế bào máu sử dụng glucose để tạo năng lượng.

Xem thêm: Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường

Lợi ích của phác đồ basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Phác đồ basal-bolus đặc biệt có ích trong những trường hợp:

  • Khó kiểm soát đường huyết vào ban đêm
  • Phải trải qua sự chênh lệch múi giờ
  • Làm việc vào ca đêm
  • Giờ giấc ngủ không cố định

Để có được lợi ích tối đa từ phác đồ basal-bolus, người bệnh cần thực hiện những điều sau đây:

  • Đo đường huyết 4 đến 6 lần mỗi ngày hoặc thường xuyên hơn.
  • Sử dụng insulin tác dụng ngắn trước mỗi bữa ăn, đôi khi phải tiêm đến 6 lần/ngày.
  • Ghi lại lượng thức ăn, kết quả đo đường huyết và liều lượng insulin để theo dõi. Điều này đặc biệt cần thiết trong những trường hợp khó giữ ổn định đường huyết.
  • Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Hiểu cách tính lượng cacbohydrate. Có rất nhiều ứng dụng điện thoại cho biết lượng cacbohydrate trong thực phẩm và giúp tính tổng lượng cacbohydrate trong bữa ăn.
  • Học cách điều chỉnh liều lượng insulin theo mức độ hoạt động.
  • Luôn mang theo đồ ăn chứa đường bên mình, chẳng hạn như kẹo hoặc viên nén glucose, để đề phòng trường hợp hạ đường huyết. Phác đồ basal-bolus có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn so với phác đồ insulin linh hoạt.

Nếu cảm thấy phác đồ basal-bolus không phù hợp thì hãy nói với bác sĩ để lựa chọn phác đồ insulin tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: kiểm soát
Tin liên quan
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Củ nghệ là một loại gia vị và cũng được sử dụng trong y học nhờ đặc tính chữa bệnh. Củ nghệ được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau và ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, hợp chất curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ - có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao
Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao

Ngoài dùng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng là một cách để kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

Tiểu đường khó kiểm soát là gì?
Tiểu đường khó kiểm soát là gì?

Nhờ những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường mà hiện nay, tiểu đường khó kiểm soát đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng

Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây