1

Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao

Ngoài dùng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng là một cách để kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao

Điều trị và kiểm soát cholesterol cao

Kiểm soát lượng đường trong máu là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như các vấn đề sức khỏe khác cao hơn bình thường và việc giữ đường huyết trong phạm vi khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ.

Bị tiểu đường làm tăng nguy cơ cholesterol cao. Ngoài việc kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường còn phải theo dõi mức cholesterol.

Bài viết này sẽ giải thích tại sao bệnh tiểu đường và cholesterol cao thường đi đôi cùng nhau và các thói quen giúp kiểm soát cả hai tình trạng.

Tại sao bệnh tiểu đường và cholesterol cao thường xảy ra cùng nhau?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), bệnh tiểu đường thường làm giảm mức HDL cholesterol (cholesterol tốt) và làm tăng mức triglyceride cũng như LDL cholesterol (cholesterol xấu). Cả hai điều này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạchđột quỵ.

Nồng độ LDL cholesterol trong máu được chia thành các mức như sau:

  • Dưới 100 miligam/decilit (mg/dL) được coi là mức lý tưởng.
  • 100 – 129 mg/dL là gần mức lý tưởng.
  • 130 – 159 mg/dL là cao.

Mức cholesterol cao sẽ gây nguy hiểm. Cholesterol là một loại chất béo có thể tích tụ bên trong động mạch và cứng lại theo thời gian, tạo thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa làm tổn thương động mạch, khiến cho động mạch bị cứng và thu hẹp lại, điều này gây cản trở sự lưu thông máu. Khi động mạch bị thu hẹp, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, điều này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Các nhà khoa học hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và cholesterol cao. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lipid Research, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng đường, insulin và cholesterol trong máu có sự tương tác với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau nhưng các nhà nghiên cứu chưa làm rõ được ảnh hưởng như thế nào.

Có một điều cần lưu ý, ngay cả khi kiểm soát được lượng đường trong máu thì mức LDL cholesterol vẫn có thể tăng cao. Tuy nhiên, có thể kiểm soát cả hai tình trạng này bằng thuốc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Mục đích cuối cùng là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Dưới đây là 7 thói quen có lợi cho cả bệnh tiểu đường và tình trạng cholesterol cao.

Các thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao

1. Theo dõi các chỉ số

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì chắc hẳn bạn đã biết rằng cần phải theo dõi sát sao lượng đường trong máu nhưng ngoài ra cũng phải để ý đến cả mức cholesterol nữa. Như đã nêu bên trên, LDL cholesterol từ 100 mg/dL trở xuống được coi là mức lý tưởng. Hãy thực hiện theo các khuyến nghị của bác sĩ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ và để ý đến cả các chỉ số khác, gồm có mức triglyceride và huyết áp. Huyết áp 120/80 mmHg là mức khỏe mạnh. AHA khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường nên duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg và mức triglyceride dưới 200 mg/dL. (1)

2. Thực hiện các khuyến nghị cơ bản về sức khỏe

Để bảo vệ sức khỏe nói chung và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói riêng, có một số thói quen lối sống luôn được nhắc đến, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc lá.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân nếu thừa cân.

3. Đi bộ sau bữa ăn

Tập thể dục là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường.

Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn giúp cải thiện tình trạng cholesterol cao. Hoạt động thể chất giúp tăng mức HDL cholesterol và góp phần ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đôi khi, tập thể dục còn giúp làm giảm mức LDL cholesterol.

Bạn có thể lựa chọn bất kỳ bài tập thể dục nào mà bạn thích. Một trong những bài tập đơn giản nhất để kiểm soát lượng đường trong máu là đi bộ sau bữa ăn.

Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện tại New Zealand được công bố trên Diabetologia đã chỉ ra rằng việc đi bộ sau bữa tối giúp cải thiện đáng kể mức đường huyết. Những người đi bộ sau bữa tối đã giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với những người đi bộ vào các thời điểm khác trong ngày.

Đi bộ còn có lợi cho tình trạng cholesterol cao. Trong một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Arteriosclerosis, Thrombosis and Vascular Biology, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng đi bộ giúp làm giảm 7% mức cholesterol trong khi chạy bộ chỉ giúp giảm 4,3%.

4. Tập cardio

Ngoài việc đi bộ sau bữa ăn, bạn cũng nên tập cardio 5 lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

Trong một tổng quan tài liệu vào năm 2014 được công bố trên Sports Medicine, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tập cardio cường độ vừa phải cũng có hiệu quả cải thiện mức cholesterol tương đương tập cường độ cao. (2)

Nên tập đan xen nhiều bài tập khác nhau như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hay đánh cầu lông. Ngoài thời gian tập thể dục, bạn nên tăng cường vận động trong suốt khoảng thời gian còn lại trong ngày, chẳng hạn như leo cầu thang bộ thay vì đi thang máy, đạp xe thay vì đi xe máy và thường xuyên đứng dậy đi lại khi phải ngồi nhiều.

Tập cardio cũng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu vào năm 2007 được công bố trên PLOS One đã chỉ ra rằng tập cardio giúp giảm mức HbA1c (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình) ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy tập thể dục giúp giảm số đo vòng bụng và mức HbA1c.

5. Tập tạ

Theo thời gian, khối lượng cơ trong cơ thể sẽ giảm một cách tự nhiên. Điều này không tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe tim mạch. Mặc dù sự suy giảm khối cơ là một điều tất yếu của quá trình lão hóa nhưng có thể làm chậm tốc độ mất cơ bằng cách tập tạ vài buổi mỗi tuần.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetes Car đã chỉ ra rằng tập thể hình hay tập tạ là một cách hiệu quả để kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.

Trong một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Tạp chí Applied Physiology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tập tạ thường xuyên có mức HDL cholesterol cao hơn so với những người không tập.

Tập tạ còn có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Biomed Research International đã chứng minh rằng tập thể hình giúp tăng khối lượng cơ, ngoài ra còn cải thiện tỷ lệ trao đổi chất tổng thể và giảm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa ở người mắc bệnh tiểu đường. (3)

Để có sức khỏe tổng thể tốt, bạn nên kết hợp tập thể hình với tập cardio. Một báo cáo nghiên cứu đăng trên JAMA đã cho thấy rằng những người kết hợp cả hai hình thức tập luyện này đã có sự cải thiện về lượng đường trong máu trong khi những người chỉ tập thể hình hoặc chỉ tập cardio thì không.

6. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng để giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn. Người mắc bệnh tiểu đường được khuyến nghị kiểm soát lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn.

Những lời khuyên về chế độ ăn uống này cũng có lợi cho người bị cholesterol cao. Ngoài ra, người có mức cholesterol cao cần lưu ý thêm một số điều nữa về thói quen ăn uống. Nên hạn chế chất béo xấu, chẳng hạn như chất béo trong thịt đỏ và sữa nguyên kem, đồng thời chọn các nguồn chất béo tốt, có lợi cho sức khỏe tim mạch như thịt nạc, quả hạch, cá, dầu ô liu, quả bơ và hạt lanh.

Một điều quan trọng nữa là ăn nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Theo nghiên cứu, chất xơ hòa tan giúp giảm LDL cholesterol. Một số ví dụ về thực phẩm chứa chất xơ hòa tan là yến mạch, trái cây, các loại đậu và rau củ.

7. Chú ý đến các bộ phận cơ thể khác

Ngay cả khi đã kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, bệnh tiểu đường vẫn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Mắt: Cả cholesterol cao và bệnh tiểu đường đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Vì vậy bạn nên đi khám mắt định kỳ hàng năm.
  • Bàn chân: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàn chân và làm giảm cảm giác ở chân. Điều này khiến cho bạn không phát hiện được vết thương ở chân. Do đó, hãy kiểm tra bàn chân thường xuyên xem có vết thương hở, phồng rộp, vết loét hay sưng tấy hay không và khi có vết thương thì phải chú ý chăm sóc và theo dõi sát sao quá trình lành vết thương. Nếu vết thương chậm lành thì nên đi khám.
  • Răng: Bằng chứng đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần chăm sóc răng miệng cẩn thận và đi khám răng thường xuyên.
  • Hệ miễn dịch: Khi có tuổi, hệ miễn dịch sẽ dần trở nên suy yếu. Các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường sẽ làm cho hệ miễn dịch càng suy yếu và điều này làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác nhau. Do đó, người bị tiểu đường nên tiêm phòng đầy đủ. Hãy tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm, tiêm vắc xin phòng bệnh zona sau 60 tuổi và vắc xin phòng ngừa viêm phổi sau 65 tuổi. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.

Tóm tắt bài viết

Bệnh tiểu đường và cholesterol cao thường đi đôi với nhau nhưng có nhiều cách để kiểm soát cả hai tình trạng này. Duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi mức cholesterol là những bước quan trọng để kiểm soát cả bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Những thói quen người bị tiểu đường nên duy trì trước khi đi ngủ
Những thói quen người bị tiểu đường nên duy trì trước khi đi ngủ

Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc nhưng có nhiều cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Tiểu đường khó kiểm soát là gì?
Tiểu đường khó kiểm soát là gì?

Nhờ những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường mà hiện nay, tiểu đường khó kiểm soát đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây