1

Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Củ nghệ là một loại gia vị và cũng được sử dụng trong y học nhờ đặc tính chữa bệnh. Củ nghệ được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau và ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, hợp chất curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ - có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường? Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý phổ biến có đặc trưng là cơ thể bị mất hoặc giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn và sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn làm năng lượng. Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin là một loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Có khoảng 13% người từ 20 tuổi trở lên bị bệnh tiểu đường. (1)

Củ nghệ là một loại gia vị và cũng được sử dụng trong y học nhờ đặc tính chữa bệnh. Củ nghệ được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau và ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, hợp chất curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ - có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Công dụng, lợi ích của củ nghệ

Nghệ là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn châu Á, được sử dụng chủ yếu để tạo màu vàng cho món ăn. Củ nghệ cũng được sử dụng trong y học phương Đông suốt hàng trăm năm với công dụng chính là cải thiện chức năng gan và tiêu hóa, cũng như là để giảm đau do các bệnh như viêm khớp.

Loại gia vị này từ lâu đã được sử dụng trong y học thay thế và đang trở nên ngày càng phổ biến trong y học chính thống. Thời gian gần đây, nghệ đã nhận được rất nhiều sự chú ý nhờ lợi ích tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư và một số bệnh khác. Nghệ được cho là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp chống lại nhiễm trùng và viêm.

Nghiên cứu còn cho thấy rằng nghệ có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu

Curcumin - thành phần hoạt tính của củ nghệ - được cho là có nhiều lợi ích.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2013 đã cho thấy rằng chất curcumin có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường. (2) Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng chất curcumin có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng trên người để hiểu rõ về tác dụng của hợp chất curcumin và củ nghệ.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng chiết xuất nghệ có thể giúp ổn định đường huyết và làm cho bệnh tiểu đường dễ kiểm soát hơn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua thực phẩm chức năng có chiết xuất nghệ nhưng nên lựa chọn những sản phẩm mà chiết xuất nghệ là thành phần chính. Chiết xuất nghệ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, chẳng hạn như hỗ trợ tiêu hóa.

Tác hại của củ nghệ

Nghệ rất lành tính và an toàn. Tuy nhiên, sử dụng curcumin liều cao (trên 4 gram/ngày) có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu như buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy.

Ngoài ra, thường xuyên ăn quá nhiều nghệ có thể gây hại đến gan.

Những người bị bệnh túi mật nên tránh sử dụng nghệ vì nghệ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng từ củ nghệ.

Các cách khác để kiểm soát bệnh tiểu đường

Nói chung, để kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh. Tùy thuộc vào loại tiểu đường và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất về chế độ ăn uống là ăn nhiều thực phẩm toàn phần như rau củ, trái cây tươi và ngũ cốc. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và ít đường. Điều này sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.

Bên cạnh đó người bệnh nên tập thể dục và tích cực hoạt động thể chất. Đây cũng là điều cần thiết để giảm và ổn định lượng đường trong máu.

Người bị tiểu đường type 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng chế độ ăn uống và tập thể dục nhưng những người bị tiểu đường type 1 bắt buộc phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết. Một số người bệnh tiểu đường type 2 cũng phải sử dụng insulin.

Lưu ý khi sử dụng nghệ

Mặc dù củ nghệ có một số lợi ích đối với bệnh tiểu đường nhưng vẫn không thể thay thế cho các phương pháp điều trị tiêu chuẩn.

Nếu có ý định sử dụng nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đọc kỹ thông tin trên nhãn thực phẩm chức năng và sử dụng sản phẩm theo đúng chỉ dẫn.
  • Bắt đầu từ liều thấp, theo dõi một thời gian và tăng liều nếu cần.
  • Nghệ có thể làm tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu. Do đó, những người có tiền sử sỏi thận hoặc thiếu máu cần thận trọng khi sử dụng nghệ.
  • Mặc dù nghệ đa phần được dung nạp tốt nhưng có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng ở một số người. Ban đầu chỉ nên dùng một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu không có vấn đề gì thì có thể dùng nhiều hơn.
  • Không nên mua quá nhiều một lúc. Để quá lâu sẽ làm giảm các đặc tính có lợi của củ nghệ.
  • Sử dụng nghệ trong các món ăn sẽ không hiệu quả bằng thực phẩm chức năng vì nhiệt độ cao sẽ làm mất đi một phần hoạt chất trong củ nghệ.
  • Kết hợp nghệ với chất béo với sẽ giúp làm tăng mức độ hấp thụ hợp chất curcumin và nhờ đó làm tăng hiệu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa
Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận, tổn thương thần kinh, các vấn đề về da, mắt và bàn chân.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 và cách ngăn ngừa
Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 và cách ngăn ngừa

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Lượng đường trong máu liên tục ở mức cao không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe theo thời gian.

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây