5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Thay đổi thói quen sống không phải điều đơn giản nhưng có thể điều chỉnh từng thói quen một. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

Dưới đây là 5 thay đổi nhỏ về thói quen sống mà bạn có thể thực hiện để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tổng thể.

1. Vận động nhiều hơn

Tích cực hoạt động thể chất là điều rất quan trọng để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Hoạt động thể chất mang lại rất nhiều lợi ích, một trong số đó là giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng.

Để đạt được mức độ hoạt động thể chất khuyến nghị, hãy cố gắng tập thể dục cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Nếu không có nhiều thời gian tập thể dục thì có thể đi bộ vào những lúc có thời gian rảnh trong ngày. Dù chỉ đi bộ ngắn thì cũng tốt cho tim, phổi và các cơ.

Ngòai tập thể dục, bạn có thể tăng cường mức độ vận động trong ngày bằng các cách sau đây:

  • Đi bộ đến những nơi có khoảng cách gần thay vì đi xe
  • Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, hãy xuống xe sớm hơn vài bến và đi bộ tới nơi cần đến.
  • Leo cầu thang bộ thay vì thang máy

2. Hạn chế ngồi nhiều

Việc thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, kể cả khi có tập thể dục đều đặn.

Nếu công việc hàng ngày cần phải ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng đứng lên và đi lại thường xuyên. Có thể cài đặt lời nhắc trên điện thoại hoặc máy tính để tránh quên.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên những người trưởng thành ít vận động, bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường type 2, việc giảm thời gian ngồi một chỗ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. (1) Cứ cách 30 phút, những người tham gia nghiên cứu lại được yêu cầu đứng dậy đi bộ hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như đứng nhón chân hoặc squat trong vòng 3 phút. Điều này đã giúp cải thiện đáng kể mức đường huyết.

3. Bớt lại một phần đồ ăn khi ăn ngoài

Để kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng, bạn nên kiểm soát khẩu phần ăn. Điều này có thể sẽ hơi khó, đặc biệt là khi đi ăn ngoài.

Để kiểm soát kích thước khẩu phần ăn, bạn có thể mang theo hộp đựng khi đi ăn ở hàng quán hoặc hỏi xin hộp đựng đồ ăn mang đi. Trước khi bắt đầu bữa ăn, hãy xác định lượng đồ ăn có thể tiêu thụ và cho phần còn lại vào hộp. Làm như vậy sẽ giúp tránh ăn vượt quá giới hạn.

Bạn có thể ăn nốt phần thức ăn còn thừa vào các bữa sau.

4. Đặt lời nhắc uống thuốc

Việc thường xuyên quên uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết. Một giải pháp để khắc phục điều này là đặt lời nhắc trên điện thoại.

Bạn cũng có thể đặt lời nhắc giờ đo đường huyết, giờ tiêm insulin hay ngày tái khám. Một số ứng dụng điện thoại còn có chức năng theo dõi hoạt động thể chất, cho phép người dùng ghi lại cân nặng, mức đường huyết cũng như là các chỉ số sức khỏe khác.

5. Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những thay đổi trên da, dây thần kinh và mạch máu. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có các vấn đề ở bàn chân. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hoại tử và phải cắt cụt bàn chân cao hơn so với người không mắc bệnh. (2)

Do đó, người bị bệnh tiểu đường cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, sưng tấy, vết cắt hay vết loét. Khi bị tổn thương dây thần kinh cảm giác do tiểu đường type 2, người bệnh sẽ không biết khi bàn chân bị thương. Đó là lý do tại sao cần phải chủ động kiểm tra hàng ngày.

Nếu không thể nhìn được lòng bàn chân thì có thể dùng gương soi hoặc nhờ người thân giúp đỡ.

ADA cũng khuyến nghị thực hiện các bước chăm sóc bàn chân sau đây:

  • Rửa chân hàng ngày và sau đó lau khô
  • Cắt móng chân gọn gàng
  • Mang giày và tất thoải mái

Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bị thương hoặc nhiễm trùng ở bàn chân thì hãy đi khám ngay để có biện pháp điều trị.

Tóm tắt bài viết

Một số thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 là tập thể dục đều đặn, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và hạn chế ngồi nhiều. Theo thời gian, ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

8 thay đổi lối sống giúp đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên
8 thay đổi lối sống giúp đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên

Không phải cứ bị tiền tiểu đường là sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2. Hoàn toàn có thể đảo ngược tiền tiểu đường bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?
Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian?
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian?

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90 đến 95% số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Nhiều người không biết mình đang mắc bệnh tiểu đường cho đến khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức gây ra triệu chứng hoặc tình cờ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây