1

Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian?

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90 đến 95% số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Nhiều người không biết mình đang mắc bệnh tiểu đường cho đến khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức gây ra triệu chứng hoặc tình cờ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian? Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian?

Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để đưa glucose từ máu vào tế bào.

Tiểu đường type 2 là một bệnh tiến triển. Điều này có nghĩa là theo thời gian, các tế bào có thể ngừng phản ứng với insulin hoặc tuyến tụy có thể ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Khi bệnh tiểu đường tiến triển, người bệnh có thể sẽ phải thay đổi phác đồ điều trị.

Dưới đây là câu trả lời cho 4 câu hỏi thường gặp về sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 theo thời gian.

Bệnh tiểu đường type 2 có thay đổi theo thời gian không?

Bệnh tiểu đường type 2 có thể thay đổi theo thời gian. Việc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 có nghĩa là lượng đường trong máu hay đường huyết ở mức cao.

Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra. Insulin giúp di chuyển glucose hay đường từ máu vào tế bào, sau đó glucose được sử dụng làm năng lượng cho các chức năng của cơ thể.

Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, các tế bào không phản ứng tốt với insulin. Đây được gọi là tình trạng kháng insulin.

Kháng insulin có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả để vận chuyển chuyển glucose trong máu vào tế bào. Kết quả là glucose tích tụ trong máu.

Bệnh tiểu đường type 2 thường bắt đầu với tình trạng kháng insulin. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh tiểu đường type 2 trong khi cơ thể đang bị kháng insulin.

Khi các tế bào đáp ứng kém với insulin, các tế bào beta trong tuyến tụy sẽ cố gắng tạo ra nhiều insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều này không kéo dài được mãi. Theo thời gian, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy sẽ suy giảm và lượng insulin được tạo ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Sau một thời gian hoạt động quá mức, các tế bào beta sẽ bị hỏng và ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Nếu không được kiểm soát, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Bệnh tim mạch và đột quỵ
  • Bệnh thận
  • Tổn thương thần kinh
  • Vấn đề về mắt
  • Vấn đề về bàn chân

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), bệnh tiểu đường type 2 là một tình trạng tiến triển đòi hỏi phải theo dõi liên tục và thi thoảng thay đổi phác đồ điều trị để kiểm soát các triệu chứng. (1)

Một số người có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống và tập thể dục trong khi một số người lại phải dùng các loại thuốc như metformin để kiểm soát mức đường huyết.

Trong một số trường hợp, người bệnh không cần phải thay đổi phác đồ điều trị ban đầu nhưng cũng có nhiều trường hợp cần phải thêm, thay đổi thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ tập thể dục theo thời gian. Một số người bệnh tiểu đường type 2 còn phải dùng insulin.

Bệnh tiểu đường type 2 có chữa khỏi được không?

Tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh mãn tính hiện chưa có cách chữa khỏi. Người mắc bệnh lý này có thể trải qua những giai đoạn có rất ít triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, đặc biệt là khi mới mắc bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh tự khỏi.

Cũng có thể có những khoảng thời gian mà đường huyết trở lại ngưỡng bình thường và duy trì ít nhất 6 tháng mà không cần sự trợ giúp của thuốc điều trị tiểu đường. Những khoảng thời gian như vậy được coi là giai đoạn thuyên giảm của bệnh tiểu đường.

Giảm cân là phương pháp chính để đạt được sự thuyên giảm bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, thuyên giảm không có nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi. Cho dù không có triệu chứng thì bệnh tiểu đường vẫn hiện diện. Lượng đường trong máu có thể tăng cao trở lại do sự tác động của nhiều yếu tố, chẳng hạn như tăng cân.

Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển nhanh hay chậm?

Tốc độ tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 phụ thuộc vào một số yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, mức độ hoạt động và phản ứng của cơ thể với thuốc.

Hiện chưa có cách nào được khoa học chứng minh là có thể thực sự làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo ADA thì sự kết hợp của thói quen tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng và giảm cân nếu thừa cân có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2.

Mặc dù rất khó dự đoán tốc độ tiến triển của bệnh nhưng có một điều chắc chắn là tình trạng bệnh tiểu đường ở mỗi người là khác nhau. Đó là lý do tại sao phác đồ điều trị được tùy chỉnh cho mỗi ca bệnh. Người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.

Tiểu đường type 2 có thể tiến triển thành tiểu đường type 1 không?

Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 là hai bệnh lý riêng biệt do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, tiểu đường type 2 sẽ không bao giờ tiến triển thành tiểu đường type 1.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy hoàn toàn không sản xuất insulin. Vì thế nên những người bị tiểu đường type 1 phải dùng insulin mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK), bệnh tiểu đường type 1 được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường hoặc di truyền. (2)

Mặt khác, bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 là do sự kết hợp của các yếu tố như di truyền và tiền sử gia đình, lối sống, căng thẳng, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống và khối lượng cơ thể.

Không giống như tiểu đường type 1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin, bệnh tiểu đường type 2 có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 phải dùng thuốc hoặc insulin để kiểm soát mức đường huyết.

Tóm tắt bài viết

Bệnh tiểu đường type 2 là một tình trạng tiến triển cần được điều trị bằng phác đồ phù hợp với từng ca bệnh.

Mặc dù rất khó dự đoán bệnh sẽ tiến triển nhanh hay chậm nhưng có thể phải điều chỉnh phác đồ điều trị theo thời gian để luôn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Người bệnh có thể phải thêm hoặc thay đổi thuốc hoặc bắt đầu điều trị bằng insulin.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: như thế
Tin liên quan
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ cao hơn. Mặc dù chưa rõ chính xác nguyên nhân tại sao nhưng nồng độ glucose trong máu cao có thể là một yếu tố góp phần dẫn đến mối liên hệ này.

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Lợi ích của tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) đối với bệnh tiểu đường type 2?
Lợi ích của tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) đối với bệnh tiểu đường type 2?

Đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tập HIIT là một cách hữu hiệu để đạt được mức độ hoạt động thể chất cần thiết.

Lợi ích của quả bơ đối với bệnh tiểu đường type 2
Lợi ích của quả bơ đối với bệnh tiểu đường type 2

Bơ là một loại quả có vị ngậy béo với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều vitamin và chất béo. Mặc dù quả bơ chứa nhiều chất béo nhưng đó đều là chất béo tốt, có lợi cho tim mạch và bệnh tiểu đường type 2. Đối với những người bị tiểu đường type 2, ăn bơ có thể giúp giảm cân, giảm cholesterol và tăng độ nhạy insulin.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây