1

Phạm vi đường huyết cần duy trì khi mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không còn khả năng kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu hiệu quả như bình thường. Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao người bệnh cần phải theo dõi lượng đường trong máu và cố gắng giữ lượng đường trong máu ổn định trong phạm vi khuyến nghị.
Phạm vi đường huyết cần duy trì khi mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 Phạm vi đường huyết cần duy trì khi mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Phạm vi đường huyết cần duy trì ở mỗi người là khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể và mục tiêu kiểm soát bệnh tiểu đường

Dưới đây là khuyến nghị về phạm vi đường huyết và mức A1C mà người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 cần duy trì.

Phạm vi đường huyết khuyến nghị

Phạm vi đường huyết khuyến nghị có thể giúp người bệnh biết được lượng đường trong máu của mình có đang ở mức “bình thường” hay không.

Tuy nhiên, mức đường huyết cần duy trì có thể sẽ khác với mức khuyến nghị chung do:

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Tuổi tác
  • Các bệnh lý khác ngoài bệnh tiểu đường (bệnh đồng mắc)
  • Thời gian mắc bệnh tiểu đường

Bác sĩ sẽ cho người bệnh biết phạm vi đường huyết cần duy trì cụ thể, dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh sử.

Phạm vi đường huyết khuyến nghị đối với người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 và trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2 cần duy trì đường huyết trong phạm vi sau đây:

Thời điểm Phạm vi đường huyết khuyến nghị
Trước bữa ăn 80 – 130 mg/dL
1 – 2 giờ sau bữa ăn < 180 mg/dL

Phạm vi đường huyết khuyến nghị được điều chỉnh đối với trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phạm vi đường huyết đối với trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 1

Bảng dưới đây là mức đường huyết khuyến nghị đối với trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 1.

Thời điểm Phạm vi đường huyết khuyến nghị
Trước bữa ăn 90 – 130 mg/dL
Trước khi đi ngủ và vào ban đêm 90 – 150 mg/dL

Phạm vi đường huyết khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường type 1

Bảng dưới đây là phạm vi đường huyết khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường type 1.

Thời điểm Phạm vi đường huyết khuyến nghị
Trước bữa ăn < 95 mg/dL
1 giờ sau bữa ăn 140 mg/dL trở xuống
2 giờ sau bữa ăn 120 mg/dL trở xuống

Phạm vi đường huyết đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Bảng dưới đây là phạm vi đường huyết khuyến nghị đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Thời điểm Phạm vi đường huyết khuyến nghị
Trước bữa ăn < 95 mg/dL
1 giờ sau bữa ăn 140 mg/dL trở xuống
2 giờ sau bữa ăn 120 mg/dL trở xuống

Mức đường huyết khuyến nghị đối với người không bị tiểu đường

Phạm vi đường huyết tiêu chuẩn đối với những người không mắc bệnh tiểu đường là như nhau, bất kể tuổi tác hay tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ đưa ra mức đường huyết khác nhau.

Chẳng hạn, đối với những người có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu duy trì lượng đường trong máu ở phạm vi hẹp hơn.

Bảng dưới đây là phạm vi đường huyết tiêu chuẩn đối với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm Phạm vi đường huyết khuyến nghị
Trước bữa ăn 99 mg/dL trở xuống
1 – 2 giờ sau bữa ăn 140 mg/dL trở xuống

Mức A1C khuyến nghị

AIC hay HbA1C là thước đo lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng gần nhất. Để biết mức A1C, người bệnh cần làm xét nghiệm máu.

Khi đi vào máu, đường (glucose) sẽ liên kết với một loại protein trong hồng cầu có tên là hemoglobin. Khi lượng đường trong máu cao, tỷ lệ hemoglobin được bao phủ bởi glucose cũng sẽ tăng cao. Chỉ số A1C sẽ cho biết tỷ lệ phần trăm hemoglobin bị bao phủ với glucose.

Dưới đây là ý nghĩa kết quả xét nghiệm A1C.

Giá trị A1C Chẩn đoán
Dưới 5,7% Tiêu chuẩn (bình thường)
Từ 5,7% đến 6,5% Tiền tiểu đường
Trên 6,5% Tiểu đường

Theo khuyến nghị, những người mắc bệnh tiểu đường (bất kể là loại nào) nên duy trì mức A1C dưới 7%.

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào các bệnh lý khác đang mắc và mục tiêu sức khỏe. Bác sĩ sẽ cho biết mức A1C cụ thể mà người bệnh cần duy trì.

Tại sao cần đo đường huyết?

Theo dõi lượng đường trong máu là một trong những điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu và biết rõ những yếu tố có thể khiến đường trong máu tăng hoặc giảm sẽ giúp người bệnh và bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp và đặt ra mục tiêu điều trị.

Ngoài ra, đo đường huyết còn giúp người bệnh:

  • theo dõi hiệu quả của thuốc
  • biết được ảnh hưởng của các bữa ăn và các loại thực phẩm đến lượng đường trong máu
  • xác định ảnh hưởng của tập thể dục cũng như các thay đổi lối sống khác đến lượng đường trong máu
  • theo dõi tổng thể tình trạng bệnh tiểu đường

Ngay cả những người không mắc bệnh tiểu đường cũng nên xét nghiệm đường huyết thường xuyên. Điều này thường được thực hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Nếu như có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh tiểu đường thì sẽ phải làm xét nghiệm thường xuyên hơn.

Làm thế nào để giảm lượng đường trong máu?

Lượng đường trong máu cao, được gọi là tăng đường huyết, có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, khát nước và mờ mắt. Nhiều yếu tố có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gồm có:

  • Stress
  • Bị ốm
  • Dùng không đủ liều insulin
  • Ăn nhiều bữa hoặc nhiều carbohydrate hơn bình thường
  • Ít vận động hơn bình thường

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

Dưới đây là các cách để làm giảm lượng đường trong máu.

Sử dụng insulin tác dụng nhanh

Khi lượng đường trong máu cao hơn mức khuyến nghị, người bệnh có thể sử dụng insulin tác dụng nhanh để đưa đường trong máu về mức an toàn. Trao đổi với bác sĩ về lượng insulin cần dùng.

Lượng insulin tác dụng nhanh cần tiêm mỗi lần sẽ phụ thuộc vào lượng insulin đang có trong cơ thể. Một số loại insulin phải mất vài giờ mới được hấp thụ hoàn toàn. Vì vậy, nếu như trong cơ thể vẫn còn insulin chưa phát huy tác dụng thì không nên tiêm quá nhiều insulin tác dụng nhanh. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.

Người bệnh nên đo đường huyết trong vòng 15 đến 30 phút sau khi tiêm insulin để đảm bảo rằng lượng đường trong máu giảm về mức an toàn và không giảm xuống quá thấp.

Tập thể dục

Một cách hiệu quả khác để giảm lượng đường trong máu là tập thể dục. Khi hoạt động thể chất, cơ thể sẽ sử dụng lượng glucose dư thừa trong máu làm năng lượng. Tuy nhiên, những người bị tăng đường huyết nghiêm trọng không nên tập thể dục vì tập thể dục có thể làm tăng tốc độ nhiễm toan ceton - một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu người bệnh thường xuyên bị tăng đường huyết đột ngột thì nên cho bác sĩ biết để bác sĩ điều chỉnh thuốc hoặc hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp khác.

Làm thế nào để tăng lượng đường trong máu?

Hạ đường huyết được định nghĩa là lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL. Điều này gây ra các triệu chứng như:

  • Chóng mặt, lâng lâng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Hụt hơi
  • Đói
  • Cáu bẳn
  • Mệt mỏi, uể oải,buồn ngủ
  • Thiếu tập trung

Lượng đường trong máu thấp còn gây ra cảm giác mơ hồ, không tỉnh táo, nhìn mờ và gặp khó khăn khi nói. Lượng đường trong máu ở mức thấp trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hôn mê hoặc co giật.

Quy tắc 15-15

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết, người bệnh nên điều trị bằng “quy tắc 15-15”. Cụ thể như sau:

  1. Ăn hoặc uống 15 gram carbohydrate và chờ 15 phút.
  2. Sau 15 phút, đo đường huyết.
  3. Nếu đường huyết tăng lên trên 70 mg/dL thì có nghĩa là đã ổn.
  4. Nếu đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL thì tiếp tục ăn thêm 15g carbohydrate và chờ 15 phút.

Lặp lại các bước này cho đến khi đường huyết trở lại mức bình thường.

Người bệnh có thể nạp 15 gram carbohydrate bằng cách ăn hoặc uống:

  • 4 viên nén glucose
  • Nửa cốc nước trái cây hoặc nước ngọt có đường
  • Một thìa mật ong hoặc đường
  • Vài viên kẹo

Người bệnh nên cho bác sĩ biết nếu thường xuyên bị hạ đường huyết. Có thể sẽ phải thay đổi loại, liều hoặc thời điểm dùng insulin.

Người bệnh cũng nên ghi lại các triệu chứng gặp phải khi bị hạ đường huyết và tổng thời gian để lượng đường trong máu trở về bình thường. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh.

Tóm tắt bài viết

Theo dõi lượng đường trong máu là một phần quan trọng để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu luôn ổn định trong phạm vi khuyến nghị là dấu hiệu cho thấy thuốc, chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị khác đang có hiệu quả.

Phạm vi đường huyết được nêu trong bài chỉ là hướng dẫn chung. Phạm vi đường huyết cần duy trì thực tế có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn một chút, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể, tuổi tác, thời gian mắc bệnh tiểu đường và các yếu tố khác.

Nếu lượng đường trong máu thường xuyên tăng quá cao hoặc giảm quá thấp thì người bệnh cần cho bác sĩ biết. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy phác đồ điều trị hiện tại đang không phù hợp và cần phải điều chỉnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.

Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2
Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, không phải lúc nào lượng đường trong máu cũng cao. Đường trong máu cũng có thể xuống quá thấp, tình trạng này được gọi là hạ đường huyết.

Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn
Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn quá nhiều calo hoặc chất béo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, trong đó có bệnh tim mạch. Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch giúp làm giảm huyết áp, cholesterol tổng thể, LDL cholesterol (cholesterol xấu), triglyceride và lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng hết glucose (đường) trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có những triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sớm.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ cao hơn. Mặc dù chưa rõ chính xác nguyên nhân tại sao nhưng nồng độ glucose trong máu cao có thể là một yếu tố góp phần dẫn đến mối liên hệ này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây