1

Làm thế nào để theo dõi đường huyết khi mắc bệnh tiểu đường?

Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp những người mắc bệnh tiểu đường có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình. Khi cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục, việc biết được mức đường huyết sẽ giúp ích cho bản thân bệnh nhân và bác sĩ.
Làm thế nào để theo dõi đường huyết khi mắc bệnh tiểu đường? Làm thế nào để theo dõi đường huyết khi mắc bệnh tiểu đường?

Tầm quan trọng của theo dõi đường huyết

Kiểm tra lượng đường trong máu hay đường huyết là một trong những cách tốt nhất để hiểu rõ về bệnh tiểu đường cũng như tác động của các loại thực phẩm, thuốc và hoạt động đến tình trạng bệnh. Theo dõi đường huyết sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ xác dịnh phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Để kiểm tra lượng đường trong máu, bệnh nhân cần sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Thiết bị này phân tích một lượng máu nhỏ, thường là máu lấy từ đầu ngón tay.

Máy đo đường huyết gồm có que thử và một đầu kim nhỏ chích nhẹ qua da để lấy máu. Sau khi lấy máu, bệnh nhân chấm lên que thử đã đặt vào bên trong máy. Máy sẽ cho biết lượng đường trong máu tại thời điểm đo. Tuy nhiên, vì lượng đường trong máu thay đổi theo ngày và theo từng thời điểm trong ngày nên bệnh nhân cần phải đo thường xuyên và ghi lại kết quả đo.

Bệnh nhân có thể ghi kết quả đo vào cuốn sổ đi kèm máy hoặc download bảng theo dõi đường huyết trên mạng.

Trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết với kích thước và giá cả khác nhau. Các loại máy hiện đại ngày nay còn có thêm một số tính năng để phù hợp với nhu cầu của người dùng, chẳng hạn như:

  • Tính năng đọc kết quả dành cho những người có thị lực yếu
  • Màn hình có đèn nền để người dùng có thể nhìn thấy kết quả đo trong điều kiện ánh sáng yếu
  • Bộ nhớ bổ sung hoặc lưu trữ dữ liệu
  • Que thử lắp sẵn trong máy dành cho những người bị run tay hoặc các vấn đề khác về khả năng sử dụng tay
  • Cổng USB để truyền dữ liệu trực tiếp vào máy tính

Lợi ích của việc theo dõi đường huyết

Theo dõi đường huyết thường xuyên giúp những người mắc bệnh tiểu đường có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình. Khi cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục, việc biết được mức đường huyết sẽ giúp ích cho bản thân bệnh nhân và bác sĩ.

Bằng cách đo đường huyết thường xuyên, bệnh nhân cũng sẽ biết được khi nào lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Cả hai đều có thể gây ra các triệu chứng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bác sĩ sẽ đưa ra phạm vi đường huyết mà bệnh nhân cần duy trì dựa trên độ tuổi, loại bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác. Bệnh nhân tiểu đường cần cố gắng giữ cho mức đường huyết luôn trong phạm vi khuyến nghị.

Biến chứng của tăng đường huyết và hạ đường huyết

Nếu bệnh tiểu đường không được điều trị, lượng đường trong máu cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Bệnh tim mạch
  • Tổn thương thần kinh
  • Vấn đề về thị lực
  • Lưu thông máu kém
  • Bệnh thận

Lượng đường trong máu thấp hay hạ đường huyết có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Mơ hồ không tỉnh táo
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chóng mặt
  • Bồn chồn
  • Đổ mồ hôi

Hạ đường huyết cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như co giật và hôn mê.

Những rủi ro khi đo đường huyết

Việc đo đường huyết rất an toàn, hầu như không có bất kỳ rủi ro nào và nếu có thì cũng thấp hơn nhiều so với những tác hại của việc không theo dõi đường huyết.

Tuy nhiên, nếu dùng chung kim tiêm insulin và các dụng cụ xét nghiệm với người khác thì sẽ có nguy cơ:

  • Nhiễm HIV
  • Mắc bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C

Do đó, không nên dùng chung kim tiêm hay bất kỳ dụng cụ lấy máu nào với người khác.

Chuẩn bị trước khi đo đường huyết

Những dụng cụ cần chuẩn bị để đo đường huyết:

  • Một dụng cụ có đầu nhọn để chích máu từ ngón tay, chẳng hạn như một cây kim
  • Bông tẩm cồn để sát trùng vị trí lấy máu
  • Máy đo đường huyết
  • Bông băng để ngăn chảy máu khi cần thiết

Ngoài ra, một số phương pháp đo đường huyết đòi hỏi phải điều chỉnh thời gian ăn uống hoặc cần được thực hiện gần bữa ăn, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.

Các bước thực hiện

Trước khi bắt đầu đo đường huyết, hãy rửa tay thật sạch để tránh nhiễm trùng tại vị trí chích đầu ngón tay. Dùng bông tẩm cồn lau đầu ngón tay để sát trùng và chờ cho cồn khô hoàn toàn mới lấy máu.

Tiếp theo, đặt que thử vào máy đo. Dùng kim đâm nhẹ vào đầu ngón tay để lấy một giọt máu nhỏ. Nên đâm kim vào hai bên của đầu ngón tay thay vì chính giữa để bớt đau.

Chấm máu lên que thử bên trong máy. Máy sẽ phân tích mẫu máu và hiển thị mức đường huyết trên màn hình kỹ thuật số trong vòng một phút.

Đa phần không cần băng vết chích ở đầu ngón tay nhưng có thể băng nếu thấy máu vẫn chảy. Cần thực hiện đúng theo hướng dẫn đi kèm của máy đo đường huyết để đảm bảo kết quả chính xác.

Những người bị bệnh tiểu đường type 1 nên đo đường huyết ít nhất 4 lần mỗi ngày, gồm có trước và sau bữa ăn, trước và sau khi tập thể dục. Đo thường xuyên hơn khi bị ốm.

Đối với những người bị tiểu đường type 2, bác sĩ sẽ cho biết thời điểm và tần suất đo đường huyết cụ thể.

Ý nghĩa kết quả đo đường huyết

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết lúc đói và trước khi ăn ở mức 80 - 130 mg/dL và sau khi ăn ở mức dưới 180 mg/dL. Đường huyết sau bữa ăn 2 tiếng nên dưới 140 mg/dL.

Tuy nhiên, đây chỉ là khuyến nghị chung và mức đường huyết mà mỗi người cần duy trì sẽ không hoàn toàn giống nhau. Bác sĩ sẽ đưa ra khoảng đường huyết cần duy trì cụ thể cho mỗi bệnh nhân.

Đo và theo dõi đường huyết thường xuyên là điều cần thiết để giúp người mắc bệnh tiểu dường kiểm soát tình trạng bệnh. Bằng cách biết được những thay đổi về lượng đường trong máu, bệnh nhân sẽ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, mức độ căng thẳng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thế nào, theo dõi
Tin liên quan
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.

Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2
Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, không phải lúc nào lượng đường trong máu cũng cao. Đường trong máu cũng có thể xuống quá thấp, tình trạng này được gọi là hạ đường huyết.

Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian?
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển như thế nào theo thời gian?

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90 đến 95% số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Nhiều người không biết mình đang mắc bệnh tiểu đường cho đến khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức gây ra triệu chứng hoặc tình cờ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ.

Phạm vi đường huyết cần duy trì khi mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2
Phạm vi đường huyết cần duy trì khi mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không còn khả năng kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu hiệu quả như bình thường. Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao người bệnh cần phải theo dõi lượng đường trong máu và cố gắng giữ lượng đường trong máu ổn định trong phạm vi khuyến nghị.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây