1

Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2 Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết là gì?

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết (hyperglycemic hyperosmolar syndrome) là một tình trạng có khả năng đe dọa đến tính mạng xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu tăng lên mức rất cao.

Khi đường trong máu tăng cao, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể.

Nếu không uống đủ nước để bù lại lượng nước bị mất đi, lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến và máu trở nên cô đặc. Điều này cũng có thể xảy ra khi uống quá nhiều đồ uống có đường.

Tình trạng này được gọi là tăng áp lực thẩm thấu máu. Máu quá đặc sẽ hút nước ra khỏi các cơ quan khác, bao gồm cả não bộ.

Bất kỳ bệnh lý khiến cơ thể bị mất nước hoặc giảm hoạt động của insulin đều có thể dẫn đến hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết. Tình trạng này thường xảy ra trong những trường hợp bệnh tiểu đường không được phát hiện hoặc không được kiểm soát. Bị ốm hoặc nhiễm trùng có thể gây tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết.

Không theo dõi và kiểm soát mức đường huyết cũng có thể dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết.

Các triệu chứng thường phát triển chậm và tăng lên trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng thường gặp của tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết gồm có:

  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Sốt

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết được điều trị bằng cách bổ sung nước cho cơ thể và kiểm mức đường huyết. Điều trị kịp thời có thể làm giảm các triệu chứng chỉ trong vòng vài giờ.

Tuy nhiên, nếu không điều trị, tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, gồm có:

  • Mất nước
  • Sốc
  • Hôn mê

Cac trường hợp tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết cần được cấp cứu.

Triệu chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bị tiểu đường

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2. (1)

Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và tiến triển nặng dần trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu cao là một dấu hiệu cảnh báo của tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết. Các triệu chứng gồm có:

  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng (đa niệu)
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Buồn ngủ
  • Da nóng nhưng không đổ mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sụt cân
  • Chuột rút chân
  • Suy giảm thị lực
  • Nói năng khó khăn
  • Yếu cơ
  • Mơ hồ, thiếu tỉnh táo
  • Ảo giác

Nếu có các triệu chứng này thì phải gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như:

  • Mất nước
  • Hình thành cục máu đông
  • Co giật
  • Sốc
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Hôn mê

Nguyên nhân gây tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bị tiểu đường

Người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ cao bị tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết.

Ngoài tuổi tác, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ còn có:

  • Đường trong máu quá cao do bệnh tiểu đường không được kiểm soát hoặc chưa được phát hiện
  • Nhiễm trùng
  • Sử dụng các loại thuốc làm giảm dung nạp glucose hoặc góp phần gây mất nước
  • Mới trải qua phẫu thuật gần đây
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Suy giảm chức năng thận

Chẩn đoán tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để phát hiện:

  • Mất nước
  • Sốt
  • Huyết áp thấp
  • Nhịp tim nhanh

Sau đó người bênh cần xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu hiện tại. Nếu đường huyết từ 600 mg/dL trở lên thì bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết.

Ngoài xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm máu còn được thực hiện để kiểm tra nồng độ:

  • Ceton
  • Creatinin
  • Kali
  • Phốt phát

Những chỉ số này sẽ giúp xác nhận chẩn đoán hoặc xem có biến chứng hay không.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm xét nghiệm A1C (HbA1c). Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng gần nhất.

Đối với những trường hợp bị tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết nhưng chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ còn chỉ định xét nghiệm nước tiểu để xem bệnh nhân có bị tiểu đường hay không.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra ở những người chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Điều trị tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bị tiểu đường

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết cần được điều trị khẩn cấp do nguy cơ xảy ra biến chứng. Các phương pháp điều trị khẩn cấp gồm có:

  • Truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung nước cho cơ thể hoặc ngăn ngừa tình trạng mất nước
  • Liệu pháp insulin để giảm và ổn định lượng đường trong máu
  • Bổ sung kali, phốt phát hoặc natri nếu cần thiết để giúp tế bào khôi phục chức năng bình thường

Các phương pháp điều trị cũng sẽ giải quyết biến chứng phát sinh, chẳng hạn như sốc hoặc hôn mê.

Biến chứng của tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết gồm có:

  • Tuổi cao
  • Bị mất nước nghiêm trọng
  • Mắc các bệnh lý khác

Trì hoãn điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Mặt khác, điều trị kịp thời có thể cải thiện các triệu chứng trong vòng vài giờ.

Phòng ngừa tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bị tiểu đường

Cách tốt nhất để phòng ngừa tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết là theo dõi cẩn thận và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số biện pháp để ngăn ngừa tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết:

  • Biết các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, đặc biệt là khi cảm thấy không khỏe
  • Uống thuốc theo chỉ định một cách đều đặn, nhất quán
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh theo khuyến nghị của bác sĩ.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Nói cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp về các dấu hiệu của tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết và hướng dẫn họ cách xử lý khi xảy ra tình trạng này để được giúp đỡ kịp thời
  • Đeo vòng tay y tế ghi tình trạng bệnh tiểu đường và thông tin liên lạc để người xung quanh có thể giúp đỡ khi xảy ra vấn đề
  • Đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm đầy đủ các loại vắc xin được khuyến nghị

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: áp lực, thẩm thấu
Tin liên quan
Các cách giúp tăng tuổi thọ cho người bị tiểu đường type 2
Các cách giúp tăng tuổi thọ cho người bị tiểu đường type 2

Nếu mắc bệnh tiểu đường type 2, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe đe dọa đến tính mạng như bệnh tim mạch và bệnh thận sẽ cao hơn đáng kể so với những người không bị tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có cách nào ngăn ngừa những vấn đề này.

Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương?
Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương?

Nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người không mắc bệnh.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các dạng suy giảm nhận thức khác nhau, gồm có bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch và suy giảm nhận thức nhẹ - tình trạng xảy ra trước sa sút trí tuệ.

Tổng Hợp Cách Tăng Cân Cho Người Tiểu Đường
Tổng Hợp Cách Tăng Cân Cho Người Tiểu Đường

Tổng hợp những cách tăng cân cho người tiểu đường gồm những gì? Để tăng cân người bệnh cần quan tâm đến điều gì, các chỉ số nào và cần đặt mục tiêu ra sao. Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây