1

Các cách giúp tăng tuổi thọ cho người bị tiểu đường type 2

Nếu mắc bệnh tiểu đường type 2, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe đe dọa đến tính mạng như bệnh tim mạch và bệnh thận sẽ cao hơn đáng kể so với những người không bị tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có cách nào ngăn ngừa những vấn đề này.
Các cách giúp tăng tuổi thọ cho người bị tiểu đường type 2 Các cách giúp tăng tuổi thọ cho người bị tiểu đường type 2

Dưới đây là 6 điều mà người bệnh tiểu đường nên thực hiện để giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên để giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, cholesterol cao và lượng đường trong máu không ổn định.

Hãy cố gắng lên kế hoạch trước cho tất cả các bữa ăn. Mỗi bữa nên có sự cân bằng các nhóm thực phẩm khác nhau gồm rau củ, trái cây, chất béo, tinh bột và protein.

Hạn chế tối đa natri, chất béo và đường. Một cách đơn giản để cắt giảm những thành phần này khỏi chế độ ăn là ăn ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm ít chất béo bất cứ khi nào có thể. Chọn các loại thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá thay vì thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói. Tránh xa các loại đồ uống có đường nhọ nước ngọt và nước ép trái cây, trừ khi phải sử dụng trong trường hợp bị hạ đường huyết để tăng lượng đường trong máu

2. Tập thể dục nhiều hơn

Một cách hiệu quả khác để tăng tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tim mạch là duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên tập cardio cường độ vừa ít nhất 2 tiếng rưỡi (150 phút) mỗi tuần. (1) Một số bài tập cardio cường độ vừa gồm có đi bộ nhanh, đạp xe,... CDC cũng khuyến nghị nên tập thể hình như tập tạ vào 2 ngày không liên tục mỗi tuần. Cần tập kết hợp tất cả các nhóm cơ chính, gồm có cánh tay, chân, hông, ngực, vai, cơ bụng và lưng.

Nếu có thể thì bạn hãy dành ra 1 tiếng 15 phút tập cardio cường độ cao mỗi tuần. Một số bài tập cardio cường độ cao gồm có chạy bộ, đạp xe trên địa hình dốc hoặc đi bộ đường dài. Một phút tập cardio cường độ cao tương đương với hai phút tập cardio cường độ vừa.

3. Theo dõi đường huyết, huyết áp và cholesterol

Bệnh tiểu đường type 2 thường có liên quan đến huyết áp, đường huyết và cholesterol cao hoặc mất cân bằng. Vì vậy, bạn cần theo dõi cả ba chỉ số này một cách sát sao.

Bạn có thể đến bệnh viện để đo huyết áp và xét nghiệm máu định kỳ hoặc cũng có thể tự đo huyết áp và đường huyết tại nhà. Máy đo huyết áp và đường huyết có bán tại các nhà thuốc lớn và có thể dễ dàng mua mà không cần đơn của bác sĩ.

Nếu mua máy đo tại nhà thì thỉnh thoảng nên mang theo máy khi đi tái khám để bác sĩ kiểm tra độ chính xác và đảm bảo bạn đang sử dụng thiết bị đúng cách. Bạn nên duy trì thói quen tự kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên.

Hỏi bác sĩ về thời điểm và tần suất đo đường huyết và ghi lại kết quả của tất cả các lần đo vào sổ hoặc điện thoại, mỗi lần tái khám đều nên mang theo để bác sĩ đánh giá.

4. Kiểm soát căng thẳng

Lo lắng, căng thẳng có thể dẫn đến cao huyết áp. Cao huyết áp kéo dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người bị bệnh tiểu đường.

Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng hoặc lo âu thì có thể thử một số cách đơn giản để thư giãn và giảm bớt căng thẳng, chẳng hạn như bài tập hít thở sâu, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng hay giãn cơ. Các phương pháp này đều rất dễ thực hiện và mỗi lần chỉ mất chưa đầy 10 phút. Bạn có thể xem video hướng dẫn trên mạng và làm theo.

5. Ngừng hút thuốc

Chúng ta đều biết rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thì tác hại của thuốc lá còn nghiêm trọng hơn. Khói thuốc lá có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho tim và mạch máu. Hút thuốc còn làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường như bệnh thận, bệnh về mắt và tổn thương thần kinh.

Bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề này, bất kể đã hút thuốc bao lâu. Nếu cảm thấy không thể tự cai thuốc thì có thể nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp hỗ trợ.

6. Khám sức khỏe định kỳ

Ngay cả khi không có triệu chứng nào bất thường thì bạn vẫn nên đi tái khám định kỳ cách 6 tháng một lần hoặc lâu hơn để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Vào các buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol cũng như một số chỉ số sức khỏe khác. Đây cũng là lúc để bạn trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh và nêu ra các câu hỏi, thắc mắc để được giải đáp.

Đừng ngần ngại cho bác sĩ biết về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải. Chỉ có như vậy thì bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.

Cách phòng tránh hạ đường huyết ban đêm ở người bị tiểu đường type 1
Cách phòng tránh hạ đường huyết ban đêm ở người bị tiểu đường type 1

Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp trong khi ngủ vào ban đêm. Các yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết ban đêm gồm có chỉ số A1c thấp, tập thể dục, đường huyết thấp trước khi đi ngủ và hạ đường huyết vào ban ngày. Trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh nghi ngờ mình bị hạ đường huyết ban đêm để có biện pháp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ cao hơn. Mặc dù chưa rõ chính xác nguyên nhân tại sao nhưng nồng độ glucose trong máu cao có thể là một yếu tố góp phần dẫn đến mối liên hệ này.

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây