1

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng việc dùng statin để giảm nồng độ cholesterol và huyết áp có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Phát hiện của nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Diabetes Metabolism Research and Reviews.

Statin là một nhóm thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol mà cụ thể là LDL cholesterol (cholesterol xấu) cũng như làm giảm huyết áp. Bằng cách này, thuốc giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) hiện khuyến nghị sử dụng statin trong các trường hợp: (1)

  • Người từ 40 đến 75 tuổi có nồng độ LDL từ 70 đến 189 mg/dl và ít nhất 7,5% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ trong vòng 10 năm
  • Người từ 40 đến 75 tuổi mắc bệnh tiểu đường và có mức LDL từ 70 đến 198 mg/dl
  • Bất kỳ ai có tiền sử mắc các vấn đề tim mạch, gồm có nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau ngực, bệnh động mạch ngoại biên hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
  • Người từ 21 tuổi trở lên có mức LDL từ 190 mg/dl trở lên

Nghiên cứu gần đây này có sự tham gia của 4.683 nam giới và phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Dựa trên nguy cơ mắc bệnh tim mạch, những người này đều là đối tượng phù hợp sử dụng statin. Khoảng 16% những người tham gia cuối cùng đã được kê đơn statin và dùng trong 3 năm.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ phát hiện ra rằng statin làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 của những người tham gia, hơn nữa thời gian dùng thuốc càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao do lượng đường trong máu tiếp tục tăng.

Ngoài ra, những người dùng statin trong thời gian hơn 3 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao gấp 3 lần.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức HbA1c của những người tham gia đã tăng lên đáng kể trong thời gian dùng statin. Xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm máu mà người mắc bệnh tiểu đường cần thực hiện định kỳ để ước tính mức đường huyết trung bình trong vài tháng.

Victoria Zigmont - một nghiên cứu sinh về sức khỏe cộng đồng tại Đại học bang Ohio (Mỹ) và là tác giả của nghiên cứu - cho biết các nhà nghiên cứu không thể xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 của những người tham gia ngoài việc sử dụng statin.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2 đã được tính đến khi xác định xem nguy cơ mắc bệnh tăng lên là do statin hay do chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo, bệnh sử hoặc mức cholesterol.

Bà Zigmont nói: “Việc tăng thời gian sử dụng statin có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.”

Statin có tác dụng gì?

Bất chấp những phát hiện về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bà Zigmont và nhóm nghiên cứu vẫn khuyến khích sử dụng statin nhằm ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

“Mặc dù kết quả nghiên cứu là như vậy nhưng tôi không khuyến nghị mọi người ngừng dùng statin. Cần có các cuộc thảo luận sâu hơn về biện pháp phòng ngừa tiểu đường type 2 cũng như là nâng cao nhận thức của bệnh nhân và bác sĩ về vấn đề này.”

Tuyên bố của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về sự an toàn và các tác dụng phụ của statin đã nhấn mạnh rằng lợi ích mà nhóm thuốc này mang lại vượt xa những rủi ro.

Tổ chức này cũng cho biết nguy cơ xảy ra tác dụng phụ là rất thấp và chỉ 10% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng đến mức phải ngừng dùng thuốc.

Một chuyên gia đã có cái nhìn đa chiều hơn về tác động của statin.

Alexander Reeves - bác sĩ khoa Thần kinh và cựu giáo sư Thần kinh học tại Trường Y Dartmouth cho biết: “Đúng là nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng lên đáng kể khi sử dụng statin. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhìn vào các số liệu thực tế cho thất statin giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ xảy ra các biến cố tim mạch và nguy cơ tử vong.”

Bác sĩ Reeves đã có các buổi nói chuyện trên khắp nước Mỹ về những rủi ro và nguy hiểm khi dùng statin. Việc có một nghiên cứu chỉ ra nhóm thuốc này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 là không có gì đáng ngạc nhiên đối với ông.

Ông cho biết: “Kháng insulin có liên quan đến việc sử dụng statin và đây được cho là một trong những lý do làm tăng khoảng 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 khi sử dụng statin lâu dài.”

Ông giải thích nguyên nhân statin làm tăng lượng đường trong máu có thể là do nhóm thuốc này ức chế giải phóng insulin và làm tăng tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

Điều khiến ông quan tâm hơn cả là nhiều cơ sở y tế vẫn kê thuốc statin cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đạt được và duy trì mức đường huyết khỏe mạnh.

Bác sĩ Reeves nói: “Dựa trên kết quả nghiên cứu thì những người mắc bệnh tiểu đường type 2 không nên dùng statin. Trong những trường hợp này, rủi ro mà statin gây ra sẽ lớn hơn lợi ích."

Giải pháp thay thế statin

Bác sĩ Reeves đã đưa ra các lựa chọn thay thế statin cho những người hiện đang phải dùng nhóm thuốc này.

“Tăng HDL cholesterol hay cholesterol tốt là một cách lành mạnh hơn để cải thiện sức khỏe tim mạch. Tăng HDL cholesterol giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ cholesterol bị oxy hóa và đưa lượng cholesterol này trở lại gan để tái chế thông qua quá trình tổng hợp hoặc phá hủy axit mật”.

Vị bác sĩ này khuyến nghị nên cố gắng tăng HDL cholesterol bằng cách tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, duy trì các chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, thi thoảng uống rượu vang đỏ, bổ sung axit béo omega-3 từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng và bổ sung nhiều vitamin D.

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các dạng suy giảm nhận thức khác nhau, gồm có bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch và suy giảm nhận thức nhẹ - tình trạng xảy ra trước sa sút trí tuệ.

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1
Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1

Nếu là một người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 1, chắc hẳn bạn đã nắm được những điều cơ bản về đường huyết và insulin nhưng có thể còn một số điều mà bạn chưa biết đến.

Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.

Lipitor có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lipitor có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Giống như các loại thuốc khác, Lipitor cũng có một số tác dụng phụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lipitor có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây