1

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các dạng suy giảm nhận thức khác nhau, gồm có bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch và suy giảm nhận thức nhẹ - tình trạng xảy ra trước sa sút trí tuệ.
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn? Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?

Suy giảm nhận thức là tình trạng mà một người gặp khó khăn trong việc tập trung, học những điều mới, ghi nhớ thông tin và đưa ra quyết định.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chứng sa sút trí tuệ để có thể trả lời cho các câu hỏi như:

  • Mức đường huyết hoặc insulin cao gây hại cho não bộ như thế nào?
  • Nguy cơ mắc cả bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ là cao hay thấp?
  • Tuổi thọ của những người bị tiểu đường và sa sút trí tuệ
  • Làm thế nào để kiểm soát cả hai bệnh lý?

Bệnh tiểu đường có gây sa sút trí tuệ không?

Chứng sa sút trí tuệ có thể bắt nguồn từ nhiều loại bệnh hoặc chấn thương. Nói chung, sa sút trí tuệ là kết quả của sự thoái hóa các tế bào thần kinh hoặc sự gián đoạn ở các hệ thống khác nhau trong cơ thể và điều này ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào não.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu bệnh tiểu đường có gây ra chứng sa sút trí tuệ hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết rằng lượng đường trong máu hoặc insulin cao có thể gây ra những tác hại sau đây cho não bộ:

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, những vấn đề này có thể làm hỏng các mạch máu trong não
  • Gây mất cân bằng một số hóa chất trong não
  • Gây viêm mãn tính trong cơ thể, điều này sẽ làm hỏng các tế bào não theo thời gian

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và lượng đường trong máu cao.

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người có lượng đường trong máu cao có sự gia tăng đáng kể beta-amyloid - một loại protein có hại đối với các tế bào não. Sự tích tụ protein beta-amyloid đã được phát hiện trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.

Bệnh tiểu đường thường đi kèm các vấn đề sức khỏe khác và những vấn đề này cũng góp phần làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Các yếu tố nguy cơ khác của chứng sa sút trí tuệ gồm có:

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ tăng cao ở những người:

  • thừa cân hoặc béo phì
  • ít vận động
  • cao huyết áp
  • cholesterol cao

Nguy cơ sa sút trí tuệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có yếu tố di truyền và tuổi tác.

Một nghiên cứu ước tính nguy cơ bị sa sút trí tuệ ở một nam giới 70 tuổi là khoảng 27% và nguy cơ ở một phụ nữ 70 tuổi là khoảng 35%. (1)

Một nghiên cứu khác cho thấy những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn gấp đôi trong khoảng thời gian 5 năm so với những người không mắc bệnh lý này. Tương tự, một nghiên cứu khác đã chỉ ra nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở những người bị tiểu đường type 2 tăng lên 56%. (2)

Theo một nghiên cứu từ năm 2009, những người bị bệnh tiểu đường trước 65 tuổi có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn so với những người bị tiểu đường sau 65 tuổi.

Tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ

Tuổi thọ của những người mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cả tiểu đường và sa sút trí tuệ đều là những căn bệnh phức tạp. Có rất nhiều yếu tố và biến chứng tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.

Ví dụ, những người không kiểm soát tốt mức đường huyết, không tập thể dục và những người hút thuốc lá sẽ có tuổi thọ ngắn hơn so với những người có lối sống lành mạnh và duy trì được đường huyết ổn định.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người bị sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu cho thấy những người mắc cả chứng sa sút trí tuệ và tiểu đường tử vong sớm hơn gần gấp đôi so với những người không bị tiểu đường.

Trong một nghiên cứu của Canada, tuổi thọ của những người mắc bệnh tiểu đường thấp hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh. Tuổi thọ của phụ nữ không bị tiểu đường là 85 tuổi và tuổi thọ của nam giới là khoảng 80,2 tuổi. Bệnh tiểu đường làm giảm tuổi thọ đi khoảng 6 năm ở phụ nữ và 5 năm ở nam giới. (3)

Trung bình, những người bị bệnh Alzheimer sống thêm được 8 đến 10 năm sau khi xuất hiện các triệu chứng. Ở một số người, phải đến tận độ tuổi 90 thì các triệu chứng Alzheimer mới xuất hiện.

Những người bị sa sút trí tuệ não mạch sống thêm trung bình khoảng 5 năm sau khi bắt đầu có các triệu chứng, ít hơn một chút so với bệnh Alzheimer.

Kiểm soát bệnh tiểu đường và chứng sa sút trí tuệ

Mặc dù các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường có thể không ngăn được chứng sa sút trí tuệ nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc
  • Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate

Những người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ đúng kế hoạch điều trị để kiểm soát mức đường huyết.

Người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như metformin hoặc insulin. Cần dùng thuốc điều trị tiểu đường vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bỏ lỡ dù chỉ một liều cũng có thể làm tăng mức đường huyết.

Tóm tắt bài viết

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm nhận thức, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ. Mặc dù vẫn chưa lý giải được chính xác nguyên nhân tại sao bệnh tiểu đường lại góp phần gây ra chứng sa sút trí tuệ nhưng rất có thể là do bệnh tiểu đường làm hỏng các tế bào não.

Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa hoặc điều trị cả hai căn bệnh, gồm có thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, theo dõi mức cholesterol và huyết áp, tập thể dục và dùng thuốc đúng theo chỉ định.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.

Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?
Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một bệnh về mắt phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường do đường trong máu cao phá hỏng các mạch máu trong mắt.

Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn
Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn quá nhiều calo hoặc chất béo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, trong đó có bệnh tim mạch. Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch giúp làm giảm huyết áp, cholesterol tổng thể, LDL cholesterol (cholesterol xấu), triglyceride và lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Những chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường type 2
Những chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường type 2

Đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 2, chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ đường huyết ổn định trong phạm vi khuyến nghị sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây