Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu? Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?

Ceton là gì?

Ceton (ketone) là chất hóa học mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Quá nhiều ceton tích tụ trong cơ thể sẽ gây hại vì ceton làm tăng tính axit của máu.

Nguồn năng lượng chính của cơ thể là glucose. Tuy nhiên, cơ thể cần hormone insulin để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào và tại đây, glucose sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Ở những người bị tiểu đường, do cơ thể không sản xuất insulin hoặc sản xuất không đủ nên các tế bào không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.

Quá trình đốt cháy chất béo tạo ra ceton, hay còn được gọi là thể ceton. Nồng độ ceton cao sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton – một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây tích tụ ceton

Sự phân hủy chất béo để tạo năng lượng và sản sinh ra ceton là một quá trình bình thường ở hầu hết tất cả mọi người.

Ở những người không mắc bệnh tiểu đường, insulin, glucagon và các hormone khác giúp vận chuyển glucose trong máu vào tế bào để tạo năng lượng, nhờ đó giúp kiểm soát nồng độ ceton trong máu luôn ở mức cân bằng.

Tuy nhiên, những người bị tiểu đường có nguy cơ bị tích tụ ceton trong máu.

Cần phân biệt ketosis và nhiễm toan ceton (ketoacidosis). Ketosis là một trạng thái chuyển hóa diễn ra khi cơ thể bắt đầu phân hủy axit béo thành ceton. Sau đó ceton được sử dụng làm năng lượng cho các tế bào cơ thể. Ketosis diễn ra khi thực hiện chế độ ăn kiêng có ít carb, chẳng hạn như chế độ ăn Keto trong khi nhiễm toan ceton là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Triệu chứng tích tụ ceton

Người bệnh tiểu đường cần chú ý các triệu chứng cho thấy nồng độ ceton đang ở mức cao nguy hiểm, gồm có:

  • Khô miệng
  • Đường huyết trên 240 (mg/dl)
  • Khát nước cực độ
  • Đi tiểu nhiều lần

Nếu không được điều trị, mức ceton sẽ ngày càng tăng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Mơ hồ, lú lẫn
  • Mệt mỏi
  • Da đỏ bừng
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Khó thở

Người mắc bệnh tiểu đường cần đến ngay cơ sở y tế khi nhận thấy những triệu chứng này.

Kiểm tra mức ceton bằng cách nào?

Có thể kiểm tra nồng độ ceton trong máu và trong nước tiểu một cách đơn giản bằng bộ dụng cụ tại nhà. Dụng cụ đo ceton trong nước tiểu phổ biến hơn và người bệnh có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc mua trực tuyến mà không cần đơn của bác sĩ.

Hiện nay còn có thiết bị đo nồng độ aceton trong hơi thở (aceton cũng là một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy axit béo). Mặc dù thiết bị này là lựa chọn phù hợp cho những người gặp khó khăn với việc sử dụng dụng cụ đo ceton trong máu hoặc nước tiểu nhưng có nhược điểm là kém chính xác hơn và đắt hơn.

Để đo nồng độ ceton trong nước tiểu, người bệnh đi tiểu vào một bình chứa sạch và nhúng que thử vào mẫu nước tiểu. Đối với những trẻ còn đang đóng bỉm, bố mẹ có thể đặt que thử lên bề mặt bỉm sau khi trẻ đã tiểu vài lần để kiểm tra mức ceton.

Que thử ceton nước tiểu được tẩm các hóa chất thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với ceton. Sau khi nhúng que thử vào nước tiểu, hãy chờ vài phút và so sánh màu sắc của que với dải màu đi kèm để biết được mức ceton. Nồng độ ceton trong nước tiểu cao hơn bình thường được gọi là ceton niệu.

Ngoài que thử ceton nước tiểu, người bệnh cũng có thể sử dụng máy đo ceton trong máu. Các bước thực hiện cũng tương tự như máy đo đường huyết. Người dùng đưa que thử vào bên trong máy, sau đó chích đầu ngón tay bằng kim sạch và nhỏ một giọt máu lên que thử. Máy sẽ phân tích mẫu máu và cho biết nồng độ ceton trong máu sau vài giây.

Khi nào cần kiểm tra ceton?

Người mắc bệnh tiểu đường nên đo ceton trong nước tiểu hoặc trong máu trong những trường hợp sau đây:

  • Lượng đường trong máu vượt quá 240 mg/dL
  • Có các triệu chứng của nhiễm toan ceton
  • Cảm thấy không khỏe hoặc buồn nôn, bất kể đường huyết là bao nhiêu

Sự tích tụ ceton có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nên kiểm tra ceton vào buổi sáng sớm hoặc vài giờ sau bữa tối để có kết quả chính xác nhất. (1)

Ý nghĩa kết quả đo ceton

Nồng độ ceton trong cơ thể được chia thành 4 như sau:

  • Bình thường/âm tính: dưới 0,6 mmol/L
  • Thấp đến trung bình: 0,6 đến 1,5 mmol/L
  • Cao: 1,6 đến 3,0 mmol/L
  • Rất cao: trên 3.0 mmol/L

Nên báo cho bác sĩ nếu kết quả đo ceton ở mức thấp đến trung bình và đến ngay cơ sở y tế nếu kết quả đo ở mức cao đến rất cao.

Điều gì xảy ra khi mức ceton quá cao?

Độ pH bình thường của máu dao động trong khoảng từ 7,35 đến 7,45, có nghĩa là máu hơi có tính bazơ. Ceton làm cho máu có tính axit. Máu có tính axit có thể dẫn đến nhiễm toan ceton. Nhiễm toan ceton có thể dẫn đến các vấn đề rất nghiêm trọng như:

  • Phù não
  • Mất ý thức
  • Hôn mê do tiểu đường
  • Tử vong

Ở những người mà nồng độ ceton thường xuyên tăng cao hơn mức bình thường, điều quan trọng là phải biết cách can thiệp kịp thời mỗi khi ceton tăng cao.

Điều trị mức ceton cao

Can thiệp điều trị kịp thời khi nồng độ ceton tăng cao sẽ giúp người bệnh tránh phải nhập viện vì nhiễm toan ceton.

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp kiểm soát mức ceton.

Trong trường hợp không thể điều trị tại nhà hoặc nếu mức ceton tiếp tục tăng cao, người bệnh sẽ phải điều trị bằng các biện pháp sau đây tại cơ sở y tế.

Truyền dịch tĩnh mạch

Một triệu chứng của nhiễm toan ceton là đi tiểu nhiều lần và điều này sẽ dẫn đến mất nước. Lúc này sẽ cần truyền dịch tĩnh mạch để bù lượng chất lỏng bị mất cho cơ thể. Truyền dịch tĩnh mạch còn giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Bù điện giải

Khi xảy ra nhiễm toan ceton, lượng chất điện giải trong cơ thể như kali, natri và clorua sẽ sụt giảm. Khi bị thiếu hụt những chất điện giải này, tim và cơ sẽ không thể hoạt động bình thường.

Insulin

Trong những trường hợp khẩn cấp, người bệnh thường được tiêm insulin qua đường tĩnh mạch để giúp cơ thể xử lý lượng glucose dư thừa trong máu một cách hiệu quả hơn. Sau đó, người bệnh sẽ được đo đường huyết mỗi giờ một lần.

Khi mức ceton và axit trong máu bắt đầu trở lại bình thường thì sẽ không cần tiêm insulin qua đường tĩnh mạch nữa mà có thể quay về chế độ điều trị insulin bình thường.

Nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra do một bệnh lý mắc từ trước, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc bệnh dạ dày nghiêm trọng gây nôn mửa và mất nước. Tuy vào bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nhằm giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây nhiễm toan ceton.

Phòng ngừa mức ceton cao

Kiểm soát cẩn thận bệnh tiểu đường là cách tốt nhất để ngăn ngừa mức ceton cao. Dưới đây là những điều mà người bệnh tiểu đường cần thực hiện để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giảm tối đa lượng ceton được tạo ra.

Đo đường huyết thường xuyên

Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị về tần suất đo đường huyết phù hợp dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người nhưng thông thường, bệnh nhân nên đo đường huyết từ 4 đến 6 lần mỗi ngày và nên đo thường xuyên hơn trong các trường hợp sau:

  • Đường huyết ngày càng cao
  • Có các triệu chứng tăng hoặc hạ đường huyết
  • Đang bị ốm

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng

Kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ và liều dùng insulin là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu cần tư vấn về cách xây dựng chế độ ăn uống.

Xử lý kịp thời khi mức ceton tăng cao

Xử lý kịp thời sẽ giúp ngăn tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Có nhiều cách can thiệp khi nồng độ ceton tăng cao hơn mức bình thường, chẳng hạn như sử dụng insulin và uống nhiều nước. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, hãy ngay lập tức kiểm tra ceton và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chuẩn bị sẵn dụng cụ đo ceton

Luôn chuẩn bị sẵn dụng cụ đo ceton tại nhà và mang theo khi đi xa để ứng phó kịp thời khi mức ceton tăng cao.

Tái khám định kỳ

Người mắc bệnh tiểu đường cần tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả của liệu pháp insulin, các loại thuốc uống và chế độ ăn uống. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh khi tái khám mà bác sĩ sẽ cho điều chỉnh kế hoạch điều trị, chẳng hạn như tăng/giảm liều thuốc, insulin, đổi loại thuốc khác hoặc thay đổi chế độ ăn kiêng.

Nếu mức ceton thường xuyên tăng cao thì phải cho bác sĩ biết khi tái khám.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.

Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn
Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn quá nhiều calo hoặc chất béo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, trong đó có bệnh tim mạch. Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch giúp làm giảm huyết áp, cholesterol tổng thể, LDL cholesterol (cholesterol xấu), triglyceride và lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Những chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường type 2
Những chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường type 2

Đối với những người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 2, chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ đường huyết ổn định trong phạm vi khuyến nghị sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Liệu pháp gen - hy vọng mới trong điều trị bệnh tiểu đường type 1
Liệu pháp gen - hy vọng mới trong điều trị bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn xảy ra do tuyến tụy bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và không có khả năng sản xuất insulin – loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đây là một căn bệnh mãn tính hiện vẫn chưa có cách nào chữa khỏi. Những người mắc bệnh lý này phải sử dụng liệu pháp insulin suốt đời để kiểm soát đường huyết.

Người bệnh tiểu đường type 1 cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Người bệnh tiểu đường type 1 cần lưu ý gì khi tập thể dục?

Duy trì hoạt động thể chất có thể giúp làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường type 1, gồm có cao huyết áp, bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh và suy giảm thị lực. Tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của người bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây